23/12/2024

TP.HCM quyết trị trộm cá

Từ đầu tháng 1.2016 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 14 trường hợp dùng điện chích cá trên sông Sài Gòn, 6 trường hợp thả lưới, chài cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hàng loạt tang vật liên quan đã được tạm giữ.

 

TP.HCM quyết trị trộm cá


Từ đầu tháng 1.2016 đến nay, cơ quan chức năng đã phát hiện 14 trường hợp dùng điện chích cá trên sông Sài Gòn, 6 trường hợp thả lưới, chài cá trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hàng loạt tang vật liên quan đã được tạm giữ.





Thả lưới, chài cá trên kênh Nhiêu Lộc bị bắt

 

Thả lưới, chài cá trên kênh Nhiêu Lộc bị bắt


Theo ông Trần Đình Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản TP.HCM, sáng 24.1, Chi cục phối hợp Công an P.13, Q.Bình Thạnh ra quân truy quét những ghe chích cá trên sông Sài Gòn (đoạn qua chùa Diệu Pháp, P.13, Q.Bình Thạnh). Phát hiện ca nô đoàn kiểm tra, hơn 10 ghe đang chích điện tại đây nổ máy bỏ chạy tán loạn. Đoàn kiểm tra rượt đuổi, bắt được 6 ghe cùng nhiều bình ắc quy, bộ kích điện, dụng cụ dùng chích cá.

“Đội quân” chuyên phục bắt cá phóng sinh
 
 
TP.HCM quyết trị trộm cá - ảnh 1
UBND TP đã nhiều lần họp bàn, chỉ đạo các quận, huyện tổ chức cắm biển cấm câu cá trên kênh rạch nội đô, tăng cường công tác quản lý để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường. Đối với các hành vi vi phạm, tận diệt cá trên kênh rạch phải bị xử lý nghiêm, tịch thu phương tiện vi phạm
TP.HCM quyết trị trộm cá - ảnh 2
 
 Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó trưởng ban Văn hoá – Xã hội HĐND TP.HCM
 

Ông Nguyễn Văn Lộc (người chích điện) khai hành nghề này từ lâu và chuyên “mật phục” tại khu vực chùa Diệu Pháp để chích các loại cá được mọi người thả phóng sinh. Đặc biệt, vào những ngày đầu tháng, rằm âm lịch mỗi ghe chích điện tại đây có thể bắt hàng chục ký cá các loại. Ông Huỳnh Văn Thạnh (người chích điện bị bắt giữ) cũng khai nhận, cá chích điện được đem đi bán tại các chợ thuộc Q.12 và Q.Thủ Đức.

Trong đợt tuần tra sáng 25.1, lực lượng chức năng cũng phát hiện trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè (đoạn qua P.15, Q.Bình Thạnh) có 3 ghe quăng chài, thả lưới bắt cá trái phép. Ông Đào Thanh Đông (người chài cá) thừa nhận, biết “cấm bắt cá” nhưng ở đây rất nhiều cá nên vẫn thường xuyên lén lút chài cá. Khi bị bắt giữ, trên ghe ông Đông có hơn 5 kg cá các loại. Cá đánh bắt được ông Đông mang đi bán tại các chợ tự phát khu vực Q.Bình Thạnh, Q.2.
Trước đó, đầu tháng 1.2016, lực lượng chức năng cũng đã phát hiện, tạm giữ 3 ghe đang thả lưới trên kênh Nhiêu Lộc bên hông Thảo Cầm Viên (P.Đa Kao, Q.1) và 2 ghe đang chích cá trên sông Sài Gòn.
Ông Trần Đình Vĩnh nhìn nhận: “Hiện nay tình trạng câu, thả lưới bắt cá trên kênh Nhiêu Lộc còn diễn ra công khai mặc dù đã có lệnh cấm. Đặc biệt, đoạn qua khu vực P.15, Q.Bình Thạnh hằng ngày có rất nhiều người đến đây bắt cá”. Riêng “đội quân” chuyên dùng điện bắt cá tại khu vực chùa Diệu Pháp (P.13, Q.Bình Thạnh) đã hình thành từ lâu và bất chấp pháp luật, coi thường mọi người xung quanh. “Dùng điện chích cá phóng sinh không chỉ huỷ diệt môi trường mà còn gây bức xúc trong nhân dân nên trong năm nay chúng tôi sẽ phối hợp với chính quyền địa phương chấm dứt ngay tình trạng này”, ông Vĩnh nói.
TP.HCM quyết trị trộm cá

Bình ắc quy bị tịch thu  – Ảnh: Công Nguyên

Sẽ cấm ghe thuyền “không phận sự”
Chiều 26.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Hồng Hà, Phó trưởng ban Văn hoá – Xã hội HĐND TP.HCM, cho rằng đối với sông ngòi tự nhiên, nguồn lợi thuỷ sản là của toàn dân và người dân được quyền khai thác theo quy định. Tuy nhiên, đối với nguồn lợi thuỷ sản trên kênh rạch được phục hồi, tái tạo, ví dụ như kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, Tàu Hủ – Bến Nghé, Tân Hoá… trên địa bàn TP.HCM thì phải được bảo vệ nghiêm ngặt.
“UBND TP đã nhiều lần họp bàn, chỉ đạo các quận, huyện tổ chức cắm biển cấm câu cá trên kênh rạch nội đô, tăng cường công tác quản lý để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường. Đối với các hành vi vi phạm, tận diệt cá trên kênh rạch phải bị xử lý nghiêm, tịch thu phương tiện vi phạm. Đây là điều hết sức cần thiết để giữ vững kỷ cương pháp luật. Vấn đề bây giờ là cách làm đồng bộ của các quận, huyện, chứ nơi này làm mà nơi khác không làm thì một số người thiếu ý thức, cố tình tận diệt cá, cũng cứ chạy từ nơi này sang nơi khác”, ông Hà nói.
Ông Trần Văn Sơn, Phó chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản TP.HCM, cũng khẳng định chi cục đang nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ nhằm ngăn chặn nạn đánh bắt cá trái phép.
Theo đó, ngoài ghe, thuyền phục vụ du lịch, vớt rác… có thể xem xét cấm các loại ghe, thuyền tự phát đi lại trên kênh rạch nội đô. “Quy định như vậy sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương dễ dàng phát hiện, bắt giữ những ghe, thuyền, phương tiện đánh bắt cá trái phép, và sẵn sàng tịch thu ngư cụ dùng để tận diệt cá của dân trộm cá”, ông Sơn nói và cho rằng: “Trong khi toàn TP đang ra sức bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường nước, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, thì hành vi của một số người cố tình tận diệt cá là không thể chấp nhận được”.
 

Tân Phú – Công Nguyên