23/01/2025

Phải làm đường trước, xây nhà sau

Tình trạng trong khi đường ra sân bay đã tắc nghẽn mà nhiều dự án nhà cao tầng tiếp tục mọc lên ở khu vực này khiến nhiều người bức xúc….

 

Phải làm đường trước, xây nhà sau

 

 

Tình trạng trong khi đường ra sân bay đã tắc nghẽn mà nhiều dự án nhà cao tầng tiếp tục mọc lên ở khu vực này khiến nhiều người bức xúc….

 

 

 

 

Công trình cao tầng chuẩn bị xây tại ngã tư Hoàng Minh Giám - Hồng Hà, P.9, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) - nơi thường xuyên kẹt xe giờ cao điểm - Ảnh: Hữu Khoa
Công trình cao tầng chuẩn bị xây tại ngã tư Hoàng Minh Giám – Hồng Hà, P.9, Q.Phú Nhuận (TP.HCM) – nơi thường xuyên kẹt xe giờ cao điểm – Ảnh: Hữu Khoa

Phải tránh tình trạng nhà thì “cao, cao mãi” mà đường giao thông, cấp thoát nước không được đầu tư gây tắc đường, ngập nước

TS VÕ KIM CƯƠNG

Nhiều chuyên gia đã đề xuất như vậy sau khi Tuổi Trẻ ngày 25-1 đăng bài “Nhà cao tầng bao vây sân bay”, phản ánh tình trạng trong khi đường ra sân bay đã tắc nghẽn mà nhiều dự án nhà cao tầng tiếp tục mọc lên ở khu vực này.

Tuổi Trẻ giới thiệu một số ý kiến dưới đây.

* TS Võ Kim Cương (nguyên phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM):

Hạ tầng không đủ điều kiện, không xây công trình

Nguyên tắc thực hiện quy hoạch là hạ tầng phải được xây dựng trước, sau đó mới xây công trình. Còn đối với những công trình xây chen trong đô thị cũ phải tính đến sức chịu đựng của hạ tầng, nếu hạ tầng không đủ điều kiện thì không được xây công trình.

Tầng cao của khu vực tăng lên thì phải giảm mật độ xây dựng, nếu không sẽ làm tăng hệ số sử dụng đất và làm tăng nguy cơ kẹt xe cho khu vực.

Khi quy hoạch, các cơ quan chức năng đã tính toán những chỉ tiêu cho khu vực và ấn định tầng cao nhất là 18, nay điều chỉnh tăng lên 22 tầng phải đồng thời điều chỉnh những chỉ tiêu khác cùng tăng cho đồng bộ như cây xanh, đường giao thông, khả năng cấp điện, cấp nước, thoát nước…

Nếu tăng hệ số sử dụng đất mà những chỉ số liên quan không tăng sẽ gây áp lực cho cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông tiếp cận công trình.

Nguyên tắc tài chính đô thị là “ai được hưởng lợi thì phải trả tiền”, nếu tăng khối tích công trình, tăng mức độ khai thác hạ tầng thì phải nộp thêm tiền để xây dựng hạ tầng. Khoản này Nhà nước phải công khai để bảo đảm minh bạch và tạo sự công bằng giữa các nhà đầu tư.

Nếu chủ đầu tư đã đóng tiền sử dụng đất cho Nhà nước thì Nhà nước phải trích ra để đầu tư cho hạ tầng của khu vực này. Hiện ở khu vực này cần mở thêm đường lớn để xe cộ thoát ra hướng các đường Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, Cộng Hoà…

Đường Trường Sơn và đường nối Tân Sơn Nhất – Phạm Văn Đồng trước đây đều quy hoạch rộng 60m nhưng chưa mở đủ thì phải mở đường khác bù vào, mở rộng đường Hồng Hà, Phổ Quang để xe cộ lưu thông dễ dàng hơn.

Tôi tán thành quan điểm nên ưu tiên phần đất xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất để giải quyết giao thông khu vực này. Nếu tình hình kẹt xe như vậy thì nên giảm tốc độ xây dựng thêm công trình cao ốc trong khu vực này để giảm áp lực cho hạ tầng.

* KTS Nguyễn Ngọc Dũng:

Tránh phát triển theo nhu cầu của nhà đầu tư

Nguyên tắc quy hoạch và thực hiện quy hoạch trước hết là nhà quản lý phải khoanh vùng để xác định mục tiêu phát triển cho từng khu vực. Trong một đô thị, nơi nào cần phát triển nhanh, nơi nào cần chậm, chỗ nhiều, chỗ ít… đều phải tính toán và có định hướng từ đầu, tránh tình trạng phát triển theo nhu cầu của nhà đầu tư làm phá vỡ quy hoạch…

Việc xây dựng quanh sân bay Tân Sơn Nhất trước đây bị ngưng thời gian dài, nhưng thời gian gần đây lại bùng phát vì Nhà nước có quyết định đầu tư sân bay Long Thành để thay thế.

Nhưng theo tôi, phải hoãn việc xây dựng cao tầng quanh khu vực sân bay thêm ít nhất năm năm nữa vì hiện tại sân bay Long Thành chưa xây, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn là cửa ngõ quan trọng của việc giao thương quốc tế cho các tỉnh phía Nam.

Khi có sân bay mới rồi, việc xây dựng ở khu vực này không còn là vấn đề nữa nhưng nếu xây dựng quá nhiều, quá nhanh trong giai đoạn hiện nay thì nguy cơ kẹt xe và tắc nghẽn ở cửa ngõ là điều khó tránh khỏi.

* Ông Hoàng Minh Trí 
(phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM):

Không được điều chỉnh quy hoạch tăng quá 20%

Một đồ án quy hoạch thường được tính toán đầy đủ các thông số về kinh tế, văn hoá, xã hội… nên để quy hoạch được đồng bộ thì không nên điều chỉnh. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh thì có hai nguyên nhân: về kỹ thuật hoặc vì kinh tế.

Nguyên tắc điều chỉnh chung là hệ số sử dụng đất không được tăng quá 20%. Tại TP.HCM, việc thực hiện quy hoạch trong một số trường hợp do điều kiện kinh tế, ví dụ trong trường hợp các dự án ở P.9, Q.Phú Nhuận (Tuổi Trẻngày 25-1) là để thu hút đầu tư.

Theo tôi biết thì cùng vị trí nhưng hệ số sử dụng đất khác đi thì nhà đầu tư đóng tiền sử dụng đất cũng khác đi.

Trong việc này, tuy UBND TP đồng ý cho tăng tầng cao nhưng chủ đầu tư xây dựng cao bao nhiêu còn phải tuỳ thuộc Cục Tác chiến, Bộ Quốc phòng bởi khu vực này nằm trong phễu bay của sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu không được sự đồng ý của đơn vị chức năng này thì dự án sẽ không được cấp giấy phép xây dựng.

Hiện nay, cao ốc văn phòng tập trung phần lớn ở khu trung tâm nên luồng người từ các quận đổ về khu trung tâm làm việc buổi sáng và về nhà vào buổi chiều gây ùn tắc những tuyến đường vào trung tâm, trong đó có những con đường quanh khu sân bay.

Vì vậy, nếu như có nhiều diện tích văn phòng ở những khu vực khác, giảm tải khu trung tâm cũng hạn chế được luồng người đổ vào trung tâm làm việc, giảm được tình trạng kẹt xe.

Còn nạn kẹt xe ở khu vực sân bay Tân Sơn Nhất là do cách phân luồng xe chạy từ các khu vực khác ra đường Phạm Văn Đồng chưa hợp lý, chứ khách đến và đi từ sân bay không làm giao thông khu này tắc nghẽn hay gây kẹt xe

D.N.HÀ ghi ([email protected])