25/01/2025

8 bữa ăn học đường ngon, bổ, khoẻ, hạn chế béo phì

Số người thừa cân béo phì ước tính đang chiếm 30% dân số toàn cầu, tương đương 2,1 tỉ người.

 

8 bữa ăn học đường ngon, bổ, khoẻ, hạn chế béo phì

 

 

Số người thừa cân béo phì ước tính đang chiếm 30% dân số toàn cầu, tương đương 2,1 tỉ người. 

 

  

 
 

 

Nhiều trường học ở VN đang quan tâm đầu tư cho bữa ăn học đường. Trong ảnh: một bữa ăn trưa của học sinh bán trú Trường tiểu học Trần Nguyên Hãn, Q.8, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng
Nhiều trường học ở VN đang quan tâm đầu tư cho bữa ăn học đường. Trong ảnh: một bữa ăn trưa của học sinh bán trú Trường tiểu học Trần Nguyên Hãn, Q.8, TP.HCM – Ảnh: Như Hùng

Đáng báo động là tốc độ gia tăng thừa cân béo phì và số người thừa cân béo phì tại các nước đang phát triển vượt xa các nước phát triển, kéo theo gánh nặng bệnh tật.

Trước “mối đe doạ” to lớn từ thừa cân béo phì, Tổ chức Y tế thế giới, các chuyên gia y tế trên toàn cầu đều khuyến cáo mỗi người cần chủ động kiểm soát cân nặng thông qua duy trì lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý, năng động, thực hành các phương pháp giảm cân khoa học để bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tại Mỹ, một tổ chức gọi là Sweetgreen đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng khỏe mạnh và an toàn.

Hiện có 8 quốc gia trên thế giới áp dụng theo tiêu chuẩn của Sweetgreen, xây dựng bữa ăn trưa cho học sinh bán trú theo tiêu chí ngon, bổ, khoẻ, đủ dinh dưỡng, giúp trẻ hạn chế nguy cơ béo phì cũng như ngược lại là thiếu dinh dưỡng, với thành phần thực phẩm đa dạng, hạn chế đồ chế biến sẵn.

1. Pháp

Giả sử tất cả trẻ em Pháp đều ăn pho mát, đây là món ngon.

Nhưng theo chương trình Sweetgreen, sẽ có một thay thế, bữa trưa của các em gồm trái cây (táo và kiwi), rau (đậu xanh và cà rốt), pho mát (Brie) và thịt tươi nấu chín (thịt bò).

Đậu xanh là một nguồn tuyệt vời của protein, vitamin và chất xơ, mặc dù trong cà rốt có chứa đường nhưng nó cũng chứa các vitamin và chất xơ.

Kiwi và táo nhiều vitamin C và đường nhưng là đường fructose.

Pho mát Brie là một nguồn tuyệt vời của vitamin K và là chất dinh dưỡng được công nhận rất quan trọng trong khẩu phần ăn của Pháp; thịt bò cung cấp protein cho trẻ.

2. Tây Ban Nha

Chế độ ăn của người Địa Trung Hải là khỏe mạnh. Vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi đất nước Tây Ban Nha áp dụng chế độ ăn này vào học đường.

Họ sử dụng dầu ôliu, nhiều tỏi, hải sản tươi sống và rất nhiều trái cây và rau cải tươi.

Chế độ Sweetgreen được áp dụng ở Tây Ban Nha cho bữa ăn trưa bao gồm tôm xào với cơm gạo lứt, ớt bằm và bắp cải, một ít xúp lạnh Garpacho và 1/2 quả cam, thêm một cuộn bánh từ bột lúa mì để bổ sung chất xơ.

3. Thái Lan

Thực phẩm Thái Lan nói chung là lành mạnh, dù chứa một tỉ lệ phần trăm cao của carbohydrate gồm gạo và mì.

Bí quyết không cho trẻ ăn vặt, với gạo hoặc mì và rau, những đứa trẻ có đủ protein và các vitamin quan trọng.

Kết quả thật thú vị khi một cuộc khảo sát được thực hiện gần đây với học sinh trung học ở Thái Lan để bình chọn những món ăn gì tốt nhất cho bữa ăn trưa trường học, đó là gà rán ăn với cơm, xúp trứng với hoành thánh, hoặc gà luộc với cơm, gà nấu sả, xúp mì ống. Tốt hơn nhiều so với bánh mì kẹp thịt và thức ăn nhanh khác.

4. Ý

Ai cũng nghĩ rằng Ý là một quốc gia chỉ biết ăn mì ống spaghetti, thật ra họ vừa ăn mì ống vừa ăn nhiều rau cải và trái cây tươi, họ cực kỳ ý thức về việc ăn uống khoẻ mạnh và lựa chọn các thực phẩm hữu cơ.

Trong thực tế có một đạo luật ở Ý buộc các trường học, bệnh viện và các tổ chức công cộng khác phải sử dụng cả hai loại sản phẩm hữu cơ và được nuôi trồng tại địa phương đó.

Thực đơn học đường Ý gồm cá nướng với rau cải xoong, mì ống với nước xốt cà chua (tự chế biến tại nhà không thêm đường và phụ gia), món rau trộn Caprese, bánh mì baguette và nho tươi.

5. Phần Lan

Chế độ Sweetgreen cung cấp thực đơn gồm xúp đậu, củ cải, salad cà rốt, bánh mì hoặc bánh tráng (pan cake) và tráng miệng bằng những quả việt quất tươi ngon.

6. Brazil

Ý tưởng ăn trưa ở trường học Brazil gồm đậu đen cơm nấu chung với rau củ, rau trộn xanh với cà chua chung với món thịt heo xào; nếu trẻ thích ăn ngọt thì đã có món bánh pudding chuối hoặc chuối nướng để tạo thêm chút hương vị ngọt ngào.

7. Hàn Quốc

Hàn Quốc không chấp nhận thức ăn nhanh của phương Tây. Món ăn truyền thống Hàn Quốc được đóng gói cho trẻ đến trường gồm protein (thịt và đậu hủ), một số rau xanh và gạo, tất cả được đặt cẩn thận trong một hộp cơm bằng kim loại được đặt trên một lò sưởi trong phòng học. Cha mẹ có thể đóng gói các loại thực phẩm trong các vật chứa khác nhau và đảm bảo rằng phải đạt cả hai yếu tố, lành mạnh và đẹp mắt.

8. Hi Lạp

Giống như Tây Ban Nha, Hi Lạp là một quốc gia theo chế độ ăn Địa Trung Hải từ xa xưa và như vậy kết quả dinh dưỡng của họ rất tốt. Một số thực phẩm phổ biến gồm cà chua và dưa chuột trộn salad, thịt gà nướng và cơm orzo (một loại lúa đại mạch), protein là món thịt cừu băm nhỏ ướp bạc hà và gạo cuộn trong lá nho nướng, tráng miệng với cam tươi hoặc nho kèm một ly yaourt trộn thêm một hạt lựu hoặc dâu tươi.

Tại Việt Nam, theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện có gần 7 triệu người bị thừa cân, béo phì, chiếm hơn 8% dân số. Gánh nặng xã hội và chi phí điều trị y tế cho béo phì là rất lớn.

Các nghiên cứu y khoa cho thấy béo phì “đóng góp” 44% vào gánh nặng đái tháo đường, 23% thiếu máu cơ tim, 7- 41% các trường hợp ung thư.

Đã có nhận định rằng: “Chỉ trong 5 năm nữa, có thể béo phì sẽ thay vị trí của thuốc lá để trở thành nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư”.

Điều tra gần đây của Hội đồng các nhà khoa học quốc tế do Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe (IHME) – Đại học Washington, nghiên cứu trên 188 quốc gia, cảnh báo Việt Nam là nước có tốc độ gia tăng nhanh chóng về số người thừa cân và béo phì ở trẻ em và thiếu niên. Tỉ lệ thừa cân và béo phì ở trẻ em 6-11 tuổi là 12% ở TP.HCM và 4% ở Hà Nội.

DS LÊ KIM PHỤNG