24/12/2024

Phân loại công chức: làm theo quy định 
sẽ không còn ai

Đây là ý kiến phản hồi của nhiều bạn đọc và chuyên gia sau bài viết “Viên chức khổ sở với công trình khoa học” (Tuổi Trẻ ngày 7-1) nói về quy định bất hợp lý tại nghị định 56/2015 về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

 

Phân loại công chức: làm theo quy định 
sẽ không còn ai 

 

 

Đây là ý kiến phản hồi của nhiều bạn đọc và chuyên gia sau bài viết “Viên chức khổ sở với công trình khoa học” (Tuổi Trẻ ngày 7-1) nói về quy định bất hợp lý tại nghị định 56/2015 về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

 

 

 

 

 

 

Nhiều điều dưỡng làm việc rất vất vả, tận tụy nhưng nếu không có sáng kiến sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong ảnh: điều dưỡng Bùi Thị Huỳnh Nga, Bệnh viện Q.Thủ Đức (TP.HCM) trong một ca trực - Ảnh: Hữu Khoa
Nhiều điều dưỡng làm việc rất vất vả, tận tụy nhưng nếu không có sáng kiến sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong ảnh: điều dưỡng Bùi Thị Huỳnh Nga, Bệnh viện Q.Thủ Đức (TP.HCM) trong một ca trực – Ảnh: Hữu Khoa

Tuổi Trẻ giới thiệu một số ý kiến dưới đây.

Ông Nguyễn Trung Thông (nguyên phó trưởng Ban chỉ đạo 
cải cách hành chính TP.HCM):

Phần lớn viên chức sẽ
 bị tinh giản biên chế

Các tiêu chí đánh giá phân loại cán bộ công chức, đặc biệt là viên chức, trong nghị định 56/2015 của Chính phủ còn nhiều điểm không hợp lý, không thể áp dụng trong thực tế, không có tính thuyết phục và ảnh hưởng đến tinh thần và sự phấn đấu của viên chức.

Bởi viên chức có phấn đấu cũng khó lòng đạt đủ các tiêu chuẩn đề ra trong nghị định.

Nếu đánh giá theo quy định tại nghị định này, số viên chức không hoàn thành nhiệm vụ sẽ tăng cao và chỉ trong vài năm nữa thôi các đơn vị sự nghiệp sẽ không còn người làm việc.

Vì sao? Vì theo quy định hiện hành, cán bộ, công chức, viên chức có hai năm liên tục không hoàn thành nhiệm vụ sẽ rơi vào diện bị tinh giản biên chế.

Với viên chức, họ được giao nhiệm vụ vào đầu năm thì trong năm chỉ cần họ hoàn thành các nhiệm vụ được giao thôi. Đằng này, đầu năm không giao nhiệm vụ phải “nghiên cứu khoa học” mà đến giữa năm lại ra quy định rồi cuối năm bắt họ phải có công trình khoa học mới được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ thì rất vô lý.

Đó là chưa kể mỗi cơ quan, đơn vị đều có tính chất công việc khác nhau. Từng bộ phận trong một cơ quan cũng có tính chất không giống nhau. Ngay cả cơ quan chuyên nghiên cứu cũng có những người làm nhiệm vụ khác nhau. Có những công việc khó lòng mà có sáng kiến.

Thử hỏi những anh em lái xe, chị em làm lao công, vệ sinh… thì bắt họ nghiên cứu, sáng kiến như thế nào?

Để động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức phấn đấu trong công việc, tôi đề nghị cơ quan thẩm quyền sớm điều chỉnh một số tiêu chí đánh giá phân loại cho phù hợp thực tiễn và khả thi hơn.

Luật sư Vũ Quang Đức (Đoàn luật sư TP.HCM):

Áp dụng với tất cả viên chức là không ổn

Về cơ bản, tôi cho rằng quy định tại nghị định 56 nhằm thúc đẩy các viên chức phát huy mọi khả năng và đóng góp của mình trong công việc. Tuy nhiên, nếu áp dụng đối với tất cả viên chức là không ổn.

Theo nghị định 56, tất cả viên chức từ quản lý đến người làm công việc khác đều phải có sáng kiến. Mà thực tế không phải viên chức làm bất kỳ công việc nào cũng có sáng kiến và sự sáng tạo trong công việc. Như vậy, để lách quy định này, mọi người có thể chia sẻ cho nhau sáng kiến.

Và hơn nữa, để thực hiện quy định này, mỗi cơ quan đơn vị phải thành lập hội đồng đánh giá sáng kiến của viên chức. Hội đồng này sẽ sử dụng thời gian mà họ đang được hưởng lương để làm việc này.

Nếu viên chức nào cũng muốn hoàn thành nhiệm vụ và đều đưa ra sáng kiến, thì hội đồng này phải đánh giá các sáng kiến đó. Trường hợp đơn vị có hàng ngàn người thì hội đồng phải làm việc trong thời gian dài để đánh giá sáng kiến, gây ra lãng phí tại các cơ quan nhà nước. Theo tôi, quy định nói trên mang tính hình thức nhiều hơn là thực tế.

Tôi đề nghị nên điều chỉnh quy định theo hướng những công việc đã ghi trong hợp đồng và viên chức thực hiện đạt các công việc đó thì hoàn thành nhiệm vụ. Còn những người có sáng kiến được áp dụng trong thực tế thì nên khuyến khích và khen thưởng kèm hiện vật.

MAI HƯƠNG – H.ĐIỆP ghi