10/01/2025

5 nguồn gây stress đáng sợ

Ly dị. Không ai vui khi tình duyên trắc trở.

 

5 nguồn gây stress đáng sợ

 

 

Ly dị. Không ai vui khi tình duyên trắc trở. 





Kẹt xe dễ gây ra stress - Ảnh: Hữu Khoa
Kẹt xe dễ gây ra stress – Ảnh: Hữu Khoa

 

 

 

Giai đoạn từ ngày biết yêu cho đến ngày chọn xe tất nhiên khó tránh stress, dù là dạng căng thẳng ngọt ngào. Nhưng nếu suy nghĩ theo kiểu mất của xót ruột rồi suy luận là stress khi tình yêu tan vỡ chắc ghê lắm thì sai. 

Cường độ stress có thể mãnh liệt khi con tim đau xót nhưng hậu quả của stress lại thật sự ác liệt trong giai đoạn hậu ly dị, nghĩa là khi đôi bên đều tưởng mọi chuyện đã xong.

Đánh nguội nhiều khi lại là đòn đo ván! Bằng chứng là số người nhồi máu cơ tim hay đột quỵ sau khi làm xong thủ tục đường ai nấy đi cao gấp đôi số người phải vào bệnh viện trong giai đoạn mới nộp đơn ra tòa!

2. Đồng nghiệp “bắn tỉa”. Đừng xem đụng chạm trong công việc là chuyện bình thường vì nghĩ stress do cọ quẹt là một phần của đời thường. Nếu chỉ xét về tần số thì dạng stress thường gặp nhất đúng là ở nơi làm việc.

Từ góc nhìn phần tượng hình, phần vì định kiến, hầu như ai cũng tưởng stress hạng nặng là khi xui xẻo thế nào gặp ngay sếp khó chịu. Sai!

Stress kiểu đó tuy đúng là không thoải mái chút nào nhưng mình thường từ trên đâm xuống lại ít tai hại bằng loại stress tuy nho nhỏ nhưng suốt ngày, năm này qua tháng khác, theo kiểu ám tiễn bắn tỉa bên hông của đồng nghiệp vừa “bà tám”, vừa nhỏ mọn.

Chút chút nhưng đều đặn lại thêm âm thầm mới đáng sợ!

3. Mua nhà trả góp. Thiếu tiền, thiếu nợ ai lại không lo. Ấy thế mà các nhà nghiên cứu đã chứng minh hẳn hòi là người nợ như chúa chổm lại bình thản hơn kẻ mang nợ chút đỉnh, có lẽ vì khi chai lì thì stress cũng đành chịu thua.

Đáng nói hơn nữa là nạn nhân hàng đầu của nhóm này không hề là dân buôn bán thua lỗ mà là người mua nhà trả góp.

Theo chuyên gia về bệnh lý do stress, cảm giác áy náy thế nào vì sống trong căn nhà tuy được tiếng của mình nhưng chưa hẳn của mình, cảm giác lo lắng làm sao vì không biết liệu tháng tới có còn công ăn việc làm để tiếp tục trả góp chính là mũi dùi đục khoét sức chịu đựng của gia chủ.

Bằng chứng là số người ở nhà thuê ngã bệnh khi mất việc thấp hơn thấy rõ nếu so với nhóm cũng mất việc nhưng kẹt căn nhà trả chưa xong, theo kết quả nghiên cứu ở Đức.

4. Chăn trẻ, chăm già. Đừng tưởng công việc nặng nhọc theo kiểu khuân vác mới stress.

Cũng đừng nghĩ phải làm nhiều giờ mới sứt mẻ vì stress. Trái lại, công việc cho dù nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi chú ý lại thêm đơn điệu là đòn bẫy tuyệt vời cho stress có cơ hội đốn ngã nạn nhân.

Thầy thuốc ở Hoa Kỳ đã chứng minh là người giữ trẻ hay chăm sóc người già chỉ cần làm việc hai giờ liên tục đã đủ stress như người làm tám tiếng trong văn phòng.

Từ kết quả đó chuyên gia về tâm lý lao động đã khuyên người giữ trẻ cũng như nhân viên nhà dưỡng lão không nên làm việc trọn ngày nếu muốn tránh phản ứng quạu quọ nhiều khi có hại cho thân chủ lẫn bản thân.

5. Kẹt xe. Nhưng nếu tưởng các loại stress vừa kể thuộc loại đứng đầu trên danh sách sát thủ giấu mặt thì lầm.

Tuy nghe dữ dằn nhưng chúng lại không gây hại vừa trực tiếp, vừa ác liệt về mặt sức khoẻ của nạn nhân cho bằng stress khi… kẹt xe!

Các nhà nghiên cứu về stress dựa vào phương pháp so sánh hàm lượng nội tiết tố đã quả quyết là hầu như toàn bộ hệ nội tiết đều phản ứng bất lợi qua tâm trạng “nhiều trong một”, vừa tức, vừa giận, vừa lo… của kẻ không ngã ngựa giữa dòng đời mà kẹt cứng giữa dòng xe!

Cũng chính vì thế mà chuyên gia về stress khuyến khích nạn nhân của tình trạng ngày nào cũng “tiến thoái lưỡng nan” trong “một cõi đi về” nên bổ sung chút khoáng tố manhê, vôi, kẽm trước giờ tan sở để chuẩn bị cho hệ thần kinh, cũng như ráng ít phút thiền định khi về đến nhà để phần nào có thể pha loãng độc tính của cơn stress từ chuyện chưa kịp rồ ga đã phải đạp thắng.

BS LƯƠNG LỄ HOÀNG