10/01/2025

Vàng mã ‘đe doạ’ đường cao tốc

Rải vàng mã trên đường cao tốc nguy hiểm không kém việc ném đá, đe doạ tính mạng của người đi đường. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có cách xử lý tình trạng này.

 

Vàng mã ‘đe doạ’ đường cao tốc

 

Rải vàng mã trên đường cao tốc nguy hiểm không kém việc ném đá, đe doạ tính mạng của người đi đường. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa có cách xử lý tình trạng này.

 

 

 

Biển cấm rải vàng mã trên đường cao tốc không có tác dụng và hằng ngày đơn vị quản lý phải đi nhặt – Ảnh: Mai Hà

Ông Trần Anh Tú, Giám đốc Ban Quản lý khai thác đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cho biết rải vàng mã đang trở thành nỗi sợ của tuyến cao tốc này, do có một nhánh rẽ gần đài hoá thân nằm trên đường Phạm Văn Đồng (từ Cầu Rào đi Đồ Sơn, Hải Phòng). Trung bình, mỗi ngày có 10 – 12 đoàn xe phục vụ tang lễ đi trên cao tốc, mỗi xe đi qua đều rải tiền vàng, đặc biệt là đoạn từ nút giao QL10 Hải Dương đến nút giao đường Phạm Văn Đồng, Hải Phòng. Các xe tang chủ yếu từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình di chuyển về đài hoả thiêu.
 
 
Vàng mã ‘đe dọa’ đường cao tốc - ảnh 1

 

Ban quản lý kết hợp phát tờ rơi mang tính vận động, nhắc nhở; chụp lại biển số những xe cố tình rải vàng mã, làm việc với lái xe, nếu còn tiếp tục tái phạm sẽ từ chối phục vụ. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế không cao. Ban quản lý đã rất bí vì chưa nghĩ ra phương án nào hiệu quả, vấn đề tâm linh cũng rất khó xử lý, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng

 

Vàng mã ‘đe dọa’ đường cao tốc - ảnh 2
 

 

Ông Trần Anh Tú, Giám đốc Ban Quản lý khai thác đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng

 

 

“Khi cao tốc mới đi vào hoạt động, anh em đi nhặt vàng mã suốt ngày, nhưng bây giờ lưu lượng xe đông hơn, rất nguy hiểm. Ban đầu đơn vị đề biển “Không rải vàng mã trên đường cao tốc”, sau đó thấy không hiệu quả chúng tôi chuyển thành “Cấm rải vàng mã trên đường cao tốc”, nhưng vẫn có xe tang lễ rải trên đường”, ông Tú nói.

“Không thể phạt”?

Ông Tú cảnh báo, việc rải vàng mã nguy hiểm không kém ném đá trên cao tốc, bởi khi vàng mã bay vào kính, che tầm nhìn của các xe phía sau đang di chuyển với tốc độ cao thì nguy cơ tai nạn rất cao. Thậm chí, vàng mã ở mặt đường cũng có thể bị gió cuốn bay che tầm nhìn của tài xế. “Ban quản lý kết hợp phát tờ rơi mang tính vận động, nhắc nhở; chụp lại biển số những xe cố tình rải vàng mã, làm việc với lái xe, nếu còn tiếp tục tái phạm sẽ từ chối phục vụ. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế không cao. Ban quản lý đã rất bí vì chưa nghĩ ra phương án nào hiệu quả, vấn đề tâm linh cũng rất khó xử lý, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng”, ông Tú thừa nhận.

Theo ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, không chỉ đường cao tốc mà nhiều tuyến khác nạn rải vàng mã cũng nhiều, nhất là những khu vực xung quanh đài hỏa thiêu tại các địa phương. “Việc rải vàng mã trên đường theo xe đưa tang là phong tục kéo dài, nhưng về mặt văn hóa chúng ta đã có quy định cụ thể những nơi đốt vàng mã. Nếu cứ để kéo dài tình trạng này thì không biết bao giờ mới chấm dứt được”, ông Thái nói. Tuy nhiên, ông Thái cũng cho rằng “cái khó là chưa có quy định xử phạt, nên lực lượng tuần tra trên đường rất khó xử lý”. “Nghị định 171 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không có quy định nào về xử phạt với hành vi rải vàng mã trên đường. Để tạo thuận tiện cho việc xử lý, cơ quan quản lý cần sớm bổ sung hành vi này trong các nghị định, kèm theo chế tài cụ thể”, ông Thái kiến nghị.

Thiếu tá Hoàng Văn Năng, Cục CSGT trực tại trạm thu phí đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cũng nói: “Không thể xử phạt xe đưa tang vì nó là phong tục tập quán, phải tuyên truyền dần dần để người dân hiểu và thay đổi”.

Thảm họa từ “ném đá cho vui”

Không chỉ rải vàng mã, những tuyến cao tốc được cho là hiện đại nhất VN như Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai đang có rất nhiều chuyện bi hài, gây nguy hiểm cho lưu thông như ném gạch, đất đá, chai lọ… từ cầu vượt ngang xuống đường cao tốc; người dân vô tư đi xe đạp, xe máy, các loại xe thô sơ, thậm chí đi bộ, tập thể dục, vui chơi ngắm cảnh trên đường cao tốc…

Theo Ban Quản lý khai thác đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, trên tuyến đường dài hơn 105 km này đã xảy ra ít nhất 5 vụ ném đá tại khu vực huyện Gia Lộc (Hải Dương) và Kiến Thụy (Hải Phòng). Đối tượng hầu hết là các em nhỏ từ 7 – 12 tuổi cho đó là trò vui, trong khi với tốc độ lưu thông 120 km/giờ, chỉ cần một viên đá nhỏ rơi vào kính cũng rất nguy hiểm, thậm chí có thể gây tai nạn nghiêm trọng.

Tương tự, Công ty vận hành và bảo trì đường cao tốc VN (VEC O&M) cho biết đã có 5 trường hợp ném đá trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Mới nhất là tối 6.12, một xe tải bị ném đá vỡ kính khi đi qua đoạn Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Từ đầu năm 2015 đến nay, trên đường cao tốc này đã xảy ra 53 vụ tai nạn giao thông, trong đó có 14 người chết, 39 người bị thương. Nguyên nhân một số vụ tai nạn dẫn đến chết người có phần do người dân đi xe máy lên đường cao tốc (2 vụ), đi bộ lên đường cao tốc (1 vụ)…

Mai Hà – Lê Tân