29/11/2024

5 năm, hơn 48.000 người chết vì tai nạn giao thông

Hôm qua 8.12, Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Uỷ ban ATGT quốc gia, chủ trì hội nghị.

 

5 năm, hơn 48.000 người chết vì tai nạn giao thông

 

Hôm qua 8.12, Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm và triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016 – 2020. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Uỷ ban ATGT quốc gia, chủ trì hội nghị.




Ùn tắc tại các thành phố lớn - Ảnh: Ngọc Thắng

Ùn tắc tại các thành phố lớn – Ảnh: Ngọc Thắng


Đánh giá về tình hình 5 năm qua, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết ùn tắc giao thông tại Hà Nội, TP.HCM và trên các quốc lộ trọng điểm có xu hướng cải thiện, vi phạm chở hàng quá tải trên đường bộ đã giảm mạnh khoảng 85%, đặc biệt số xe chở quá tải trọng trên 100% đã giảm nhiều. Ý thức tự giác của người dân chấp hành đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy và xe đạp điện khá tốt. Số vụ, số người chết và số người bị thương do tai nạn giao thông (TNGT) tiếp tục giảm sâu, đặc biệt là số vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng được kiềm chế.

 
 

Theo báo cáo của Cục CSGT, trong 5 năm 2011 – 2015, cả nước xảy ra 158.125 vụ TNGT (không xảy ra TNGT hàng không) làm chết 48.015 người, bị thương 162.058, giảm 34.835 số vụ (18,06%), giảm 12.393 số người chết (20,52%) và giảm 46.583 số người bị thương (22,33%) so với cùng kỳ 5 năm trước.

 

 
Di dời trụ sở, cao ốc lại mọc lên
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, “mong được chia sẻ” vì Hà Nội là đô thị đặc biệt, lượng người tham gia giao thông đông, phương tiện tăng nhanh trong khi hạ tầng không đáp ứng được, áp lực giao thông rất cao. Dù tai nạn trên địa bàn giảm cả 3 tiêu chí, số điểm đen ùn tắc cũng giảm mạnh, nhưng theo ông Hùng, áp lực lên Hà Nội rất lớn do kết nối với nhiều tuyến quốc lộ, cao tốc, lượng phương tiện, người từ tỉnh ngoài đổ về Hà Nội cao.
“Về lâu dài Hà Nội sẽ phối hợp với Bộ GTVT phát triển vận tải khách công cộng, đặc biệt đường sắt đô thị, giảm lượng phương tiện cá nhân, đây mới là giải pháp căn cơ để giảm ùn tắc trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, di chuyển các nhà máy, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô để giảm lưu lượng người vào trung tâm. Xin hứa với Phó thủ tướng, Hà Nội sẽ quyết tâm chống ùn tắc giao thông, đảm bảo ATGT để xứng đáng là thủ đô của cả nước”, ông Hùng nói.
Cho biết 8 năm liên tục TNGT trên địa bàn được kéo giảm, tuy nhiên ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban Chuyên trách Ban ATGT TP.HCM, cũng kiến nghị di dời bệnh viện, trường học, cơ sở nhà máy ra khỏi trung tâm, vì đến thời điểm này TP.HCM “chưa hề di dời cơ sở nào”.
Trước ý kiến này, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ: “Nói không đưa công trình cao tầng vào trung tâm thành phố thì mình làm ngược lại, trong nội đô toà nhà mấy chục tầng. Như trụ sở trên Hà Nội di chuyển ra phía ngoài Mỹ Đình, nhưng lại tiếp tục xây nhà cao tầng trong nội đô”.
Bổ sung thêm, thiếu tướng Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an), lý giải tình trạng ùn tắc tại các TP lớn do mật độ người và phương tiện quá đông. Hà Nội đăng ký hộ khẩu chính thức là trên 7 triệu, nhưng người lưu hành là trên 10 triệu kéo theo đó là phương tiện giao thông và các dịch vụ khác, trong khi đó đường nội đô không mở rộng được nhiều gây áp lực rất lớn. TP.HCM đăng ký hộ khẩu 8 triệu, nhưng lưu lượng về từ 11 – 12 triệu người. Cảng Cát Lái một ngày có tới 16.000 xe với tải trọng lớn ra vào, không tắc mới là chuyện lạ.
“Hiện, cả nước có khoảng 4 triệu ô tô và trên 40 triệu xe mô tô. Xe máy điện cũng chưa quản lý được, bình ắc quy xe máy điện nay mai sẽ thành bãi rác. Hạ tầng không tăng nhưng phương tiện và tần suất phương tiện tham gia tăng, giải bài toán giao thông này rất khó,” thiếu tướng Hà khẳng định.
Mỗi năm kéo giảm 5.000 người chết
Dẫn ra trường hợp tỉnh Đắk Nông năm 2015 tiền phạt cao gấp 3 lần so với năm 2014, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng không khuyến khích phạt nhiều là tốt, nhưng ý thức tham gia giao thông vẫn còn kém, phải phạt nhiều hơn, “đánh vào cả hành chính và kinh tế, người vi phạm giao thông rút ví ra nộp phạt thì mới nhớ, mới đủ sức răn đe. Các tỉnh phía bắc phạt còn ít quá”. Phó thủ tướng cũng lưu ý văn hóa giao thông còn rất hạn chế, như lên máy bay thì đánh nhau, đường tắc thì leo lên vỉa hè…
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng đánh giá, năm 2015 dù giảm cả 3 tiêu chí về TNGT nhưng còn nhiều bất cập, phức tạp, nhiều vụ tai nạn chết người, số người chết vẫn còn lớn, gần 9.000 người chết. Xử lý xe chở quá tải có nhiều tiến bộ, giảm 85% nhưng còn 15% quá tải, tàn phá đường. Đặc biệt, các ngành đường bộ, đường sắt, thuỷ, hàng không đều có những vi phạm. “Một đất nước mà để chết tới 9.000 người/năm vì TNGT là vẫn còn rất cao. Chúng ta phải giảm hơn nữa số người chết vì TNGT, tiếp tục kéo giảm ùn tắc tại các thành phố lớn TP.HCM và Hà Nội. Bên cạnh giáo dục chính trị tư tưởng trong từng đoàn thể, gia đình, người dân thì tăng cường xử phạt, xử lý nghiêm vi phạm rất quan trọng, răn đe”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng đề nghị các địa phương phải tổ chức đánh giá tìm biện pháp căn cơ để toàn quốc kéo giảm số người chết do TNGT xuống 5.000 người trong giai đoạn 2016 – 2020. Thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng cũng phát động đợt thi đua đảm bảo ATGT 2016 – 2020.

Mai Hà