29/11/2024

Vứt rác, trồng rau… cũng phải có văn hoá

Vứt rác bừa bãi, trồng rau bẩn cho người khác ăn, bạo lực gia đình, bạo lực học đường… nhưng những khu phố, gia đình như thế vẫn có thể là gia đình văn hoá, khu phố văn hoá.

 

Vứt rác, trồng rau… cũng phải có văn hoá

 

 

 

Vứt rác bừa bãi, trồng rau bẩn cho người khác ăn, bạo lực gia đình, bạo lực học đường… nhưng những khu phố, gia đình như thế vẫn có thể là gia đình văn hoá, khu phố văn hoá.




Rác vứt bừa bãi ngay tại thủ đô Hà Nội - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Rác vứt bừa bãi ngay tại thủ đô Hà Nội – Ảnh: Ngọc Thắng

 

Văn hoá từ… túi rác

Câu chuyện của một người bạn đã được Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ trong cuộc họp Ban Chỉ đạo T.Ư về “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tổ chức ngày 3.12 tại Hà Nội. Họ sống trong một khu phố, tất nhiên là khu phố văn hoá. Nhưng người bạn đó vô cùng vất vả về mặt… đổ rác do người hàng xóm thường xuyên mang rác sang để trước cửa nhà người khác. Hà Nội cũng đang ngập rác. Chuyện túi rác này, theo Phó thủ tướng, tương đồng với việc ở nhiều nơi người trồng rau trồng hai luống rau, luống sạch cho mình, luống phun thuốc để bán.
Ông Trần Tình, Phó chủ tịch T.Ư Hội Khuyến học, thì nói về tệ mê tín dị đoan, cưới xin tốn kém không hề giảm. Trong khi những vấn đề đó cứ tiếp diễn thì tỷ lệ làng văn hoá lại tăng. Điều đó khiến ông Tình đặt câu hỏi về tính thực chất của con số thống kê này. “Tối qua truyền hình đưa tin có một phường ở TP.HCM là phường văn hóa, trong khi nơi đó là tụ điểm bán tinh trùng… Cái gì chất lượng kém còn được chứ văn hoá thì không thể chất lượng kém”, ông Tình nói.
 
 
Vứt rác, trồng rau... cũng phải có văn hóa - ảnh 1
Tối qua truyền hình đưa tin có một phường ở TP.HCM là phường văn hoá, trong khi nơi đó là tụ điểm bán tinh trùng… Cái gì chất lượng kém còn được chứ văn hoá thì không thể chất lượng kém
Vứt rác, trồng rau... cũng phải có văn hóa - ảnh 2
 
Ông Trần Tình, Phó chủ tịch T.Ư Hội Khuyến học
 

Tại các khu công nghiệp, tình trạng thụ hưởng văn hóa cũng không mấy khả quan. Chúng ta có thiết chế văn hoá cho công nhân là nhà văn hoá. Nhưng lượng nhà văn hoá này, theo đại diện Tổng liên đoàn Lao động VN, hiện không đảm bảo yêu cầu 80% công nhân khu công nghiệp có sinh hoạt văn hoá. “Có những nơi như Đồng Nai, cấp đất đã 10 năm mà không xây được nhà văn hoá cho công nhân. Ở Thái Bình, người ta lấy khu sinh hoạt văn hoá cho công nhân đập đi để xây trung tâm thương mại”, ông Nguyễn Văn Ngàng, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN, nói.

Cùng lúc, lượng nhà văn hoá cho thanh – thiếu nhi cũng giảm. Ở nhiều nơi nhà văn hoá thanh niên còn bị ghép với thiếu nhi bất chấp việc tính chất hoạt động văn hoá của các đối tượng này khác nhau. “Anh em thiếu thiết chế hoạt động”, ông Nguyễn Long Hải, Bí thư T.Ư Đoàn, nói.
Số lượng gia đình văn hóa, làng văn hoá vẫn tăng, theo Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Huỳnh Vĩnh Ái là do bệnh hình thức. “Tai nạn giao thông ở nông thôn, trưởng thôn nói đó là do người ở nơi khác đến. Bệnh thành tích của trưởng thôn như thế”.
Hiện, cả nước có gần 19 triệu gia đình trong tổng số hơn 22 triệu gia đình đạt chuẩn danh hiệu gia đình văn hoá, đạt tỷ lệ 85,3%, tăng 2% so với năm 2014.
Phải “động” đến những vấn đề bức xúc
GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá, cho rằng: “Giờ nông thôn mới chỉ có đường là mới. Nhưng nông thôn mới đâu phải chỉ có đường. Nông thôn mới phải có nông dân mới với cách tư duy mới, trọng chất lượng, trọng pháp luật. Cũng không nên quá chú trọng các yếu tố vật chất trong nông thôn mới như số lượng nhà văn hoá… Cái đó đổ tiền vào là có. Phải làm sao để người nông dân không tàn ác như bây giờ. Trồng rau bẩn cho người khác là con người vô nhân đạo chứ. Cái đó còn hủy diệt cả giống nòi ấy. Nên phải giáo dục con người, pháp luật cho họ”.
Theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, giờ đây phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa nên bắt đầu từ những điển hình cụ thể. Ông nêu việc Trường ĐH Hoa Sen tổ chức đội hướng dẫn viên du lịch tình nguyện. Nhờ đó, sinh viên học ngoại ngữ, còn khách du lịch thì không mất tiền. Ông cũng cho rằng Đoàn thanh niên hoàn toàn có thể tổ chức vận động việc không vứt rác. Ông cũng giao Bộ VH-TT-DL rà soát các văn bản liên quan để biên soạn một bộ tài liệu hỏi đáp. Bộ tài liệu sẽ giúp cán bộ cơ sở định hình rõ mình cần vận động cái gì. Chú trọng vào tiêu chuẩn gia đình văn hoá, tài liệu nên làm theo hướng gia đình văn hóa không nên có gì, chẳng hạn không có người nghiện hút, hay không có bạo lực gia đình.
Phó thủ tướng còn lưu ý các phong trào vận động văn hoá phải cụ thể. Chẳng hạn, thời điểm này cần vận động vệ sinh an toàn thực phẩm. Với nông thôn là câu chuyện nuôi trồng, với thành phố là chế biến kinh doanh. Vệ sinh môi trường cũng là vấn đề cần bàn khi ngay ở thủ đô, rác cũng đầy đường. “Dân mình rất yêu nước, sẵn sàng làm cho đất nước tốt lên. Vấn đề làm sao phải khơi gợi được. Đoàn thể phải ra được chương trình động đến vấn đề cả xã hội bức xúc. Như vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường là chúng ta phải nói đến rồi”, ông Đam nói.

 

 

Trinh Nguyễn