11/01/2025

Giải cứu kênh rạch Sài Gòn, mời bạn tham gia!

Nhiều kênh rạch ở Sài Gòn đang ô nhiễm nặng nề với nạn xả rác. Điều đó khiến sự đầu tư cải tạo nhiều dòng kênh cũng trở nên thiếu tác dụng. Giải pháp nào “giải cứu” các kênh rạch? Mời bạn có thêm ý kiến!

 

Giải cứu kênh rạch Sài Gòn, mời bạn tham gia!

 

Nhiều kênh rạch ở Sài Gòn đang ô nhiễm nặng nề với nạn xả rác. Điều đó khiến sự đầu tư cải tạo nhiều dòng kênh cũng trở nên thiếu tác dụng. Giải pháp nào “giải cứu” các kênh rạch? Mời bạn có thêm ý kiến!




Bảo vệ quán bán bún bò đổ nước thải xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đoạn qua Q.3 - Ảnh: Hữu Khoa
Bảo vệ quán bán bún bò đổ nước thải xuống kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đoạn qua Q.3 – Ảnh: Hữu Khoa

Ông Nguyễn Văn Hải (đường Lý Chính Thắng, Q.3):Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của các chính quyền địa phương, các chuyên gia và người dân về vấn đề nhiều bức xúc này.

Ông Nguyễn Văn Hải - Ảnh: Ngọc Hà
Ông Nguyễn Văn Hải – Ảnh: Ngọc Hà

Dùng camera 
để “bắt nguội” người xả rác

Tôi thường đi bộ, đạp xe quanh đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè và chứng kiến nhiều người dân vứt rác xuống kênh. Người dân xung quanh kênh không vứt đâu, mà người chỗ khác đến vứt. Họ chở một bao rác to, đến những đoạn đường vắng, ngừng xe lại ôm bao rác quăng xuống kênh thật nhanh rồi lên xe phóng đi.

Ban đầu tôi tưởng họ đem cá xuống phóng sinh, ai dè đâu nguyên một bao rác. Có người đi đường đi vệ sinh ngay bờ kênh cũng làm mất mỹ quan, gây ô nhiễm, hôi hám. Tôi thấy cũng không dám nói, vì có thể không ngăn được hành vi xấu mà còn bị đánh.

Tôi cũng gặp nhiều người câu cá “cơm gạo” (câu cá bán – PV). Câu vài tiếng là được gần chục ký cá. Họ không móc mồi vô một lưỡi câu bình thường đâu, mà thả cả chùm lưỡi câu xuống nước rồi móc lên, cỡ nào cũng dính cá nên câu nhanh lắm.

Để chấm dứt tình trạng này, tôi nghĩ chính quyền cần cử lực lượng thanh niên xung phong túc trực dọc hai bên bờ kênh để bắt quả tang, nhắc nhở, xử lý kịp thời. Ở những điểm “nóng” thì bí mật gắn camera theo dõi, “bắt nguội” người xả rác xuống kênh và những người câu cá. Bên cạnh đó, cần đặt thêm nhà vệ sinh công cộng ở một số điểm công viên lớn ven kênh.

có biện pháp xử lý mạnh, kiên quyết những trường hợp vi phạm. Bắt quả tang người nào thì xử lý người đó thật nặng rồi người vứt rác thì buộc phải đi vớt rác lên, ai câu cá thì tịch thu cá, cần câu.

* Ông Phạm Minh Mẫn (phó chủ tịch UBND Q.Tân Phú):

Vận dụng quy định về môi trường 
để xử phạt

Ngay từ khi triển khai dự án nâng cấp đô thị trên địa bàn quận, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình nâng cấp đô thị TP.HCM đã tuyên truyền cho người dân về việc không xả rác xuống kênh rạch. Sau đó, chủ đầu tư dự án phỏng vấn người dân và nhận xét nhận thức người dân về bảo vệ môi trường có chuyển biến rất rõ.

Ở các phường, bà con hình thành nhóm nhân dân tự quản để nhắc nhở nhau và cùng chịu trách nhiệm trong khu vực mình cư trú. Những bảng cấm xả rác, cấm câu cá dọc hai bên bờ kênh cũng có tác dụng nhắc nhở khách vãng lai. Người dân hai bên bờ kênh sẽ là “tai mắt” giúp chính quyền bắt quả tang để xử lý những người cố ý xem dòng kênh như một nơi đổ rác.

Hiện tại, chính quyền cấm câu cá trên các kênh nhưng chưa có quy định về chế tài nên tính răn đe không đủ mạnh.

Theo tôi, đối với hành vi câu cá tại nơi cấm, nơi cần bảo vệ, các cơ quan chức năng cần nghiên cứu vận dụng các quy định về bảo vệ môi trường để xử phạt. Vấn đề là vận dụng sao cho hợp lý, thống nhất thì người dân sẽ phục.

Có chế tài, tính răn đe sẽ cao hơn và chính quyền quản lý có hiệu quả hơn là chỉ tịch thu cần câu, thả cá trở lại xuống kênh, hay mời về trụ sở giáo dục, răn đe như hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Long Giao (giám đốc trạm bơm Nhiêu Lộc – Thị Nghè):

Ông Nguyễn Hữu Long Giao - Ảnh: Ngọc Ẩn
Ông Nguyễn Hữu Long Giao – Ảnh: Ngọc Ẩn

Rác từ chợ 
đổ xuống

Từ năm 2013 đến nay, khi đưa trạm bơm nước của dự án vệ sinh môi trường TP.HCM lưu vực kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè, chúng tôi đã thu gom 350m3 rác, gồm rác thu được tại trạm bơm và vớt rác trên kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Qua khảo sát tuyến kênh, chúng tôi nhận thấy người dân hoặc các quán ăn nhậu ở hai bên bờ kênh có xả rác nhưng rất ít. Trong khi đó, lượng rác đổ ra kênh nhiều nhất là từ rạch Bùi Hữu Nghĩa (Q.Bình Thạnh) – là đoạn rạch chưa được nạo vét, có nhà lấn chiếm hai bên rạch. Cũng có rác từ chợ Bà Chiểu đổ xuống rạch này rồi từ rạch đổ ra kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

Vấn đề là tuyên truyền, vận động người dân ý thức không đổ rác ra kênh vì hiện nay biện pháp xử phạt cũng không dễ thực hiện.

Theo đó, chính quyền địa phương nên thường xuyên đưa đến tận các tổ dân phố hình ảnh những người công nhân vất vả, cực nhọc nhặt rác trên kênh để người dân có sự thông cảm, từ đó bà con có ý thức không xả rác. Bởi vì xả rác không những làm nghẹt cống thoát nước mà còn gây ngập nước trên nhiều tuyến đường và làm mất mỹ quan đô thị.

Tôi cho rằng việc tuyên truyền vận động dần dần sẽ tạo được ý thức của bà con chung tay cùng làm đẹp và nâng cao cuộc sống của chính khu vực nhà mình. Về việc xử lý tình trạng bắt cá trên kênh rạch, vấn đề chính là chính quyền cần cương quyết xử lý sẽ ngăn chặn được hành vi vi phạm này.

Ông Lê Thanh Liêm (giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng nâng cấp đô thị TP.HCM):

Phạt tiền kèm phạt lao động khắc phục hậu quả

Kênh Tân Hoá – Lò Gốm vốn là dòng kênh ô nhiễm nặng trong khu vực nội ô TP.HCM, đi qua địa bàn các quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú. Qua gần 3 năm thi công cải tạo, đến nay khu vực kênh Tân Hoá – Lò Gốm đã hoàn toàn thay đổi. Tuy nhiên, cảnh quan ấy bây giờ đang mỗi ngày bị bao phủ trở lại bởi rác.

Để sớm trả lại đúng nghĩa sự trong xanh cho dòng kênh như mục tiêu ban đầu của chương trình cải thiện kênh Tân Hoá – Lò Gốm thì trước hết chính quyền địa phương, đặc biệt là các quận, phải triển khai tổng thể nhiều giải pháp. Trong đó, cần thiết nhất là ban hành cơ chế, quy trình quản lý trật tự đô thị, vệ sinh môi trường và các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị phải thực hiện nghiêm các quy định ban hành, đặc biệt là giao trách nhiệm cho chủ tịch phường không để trên địa bàn có rác.

Chế tài mạnh nhất và mang tính khả thi nhất là hình thức phạt tiền kèm với hình thức phạt lao động khắc phục hậu quả nhằm tăng cường ý thức của người dân trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh, môi trường kênh Tân Hoá – Lò Gốm. Đồng thời có chế độ khen thưởng thích đáng cho cá nhân phát hiện các hành vi xả rác, tổ chức cụm dân cư tự quản để giao quản lý từng khu vực cụ thể dọc theo tuyến kênh.

Cần thiết lập “đường dây nóng” để phản ánh cho cơ quan chủ quản công trình tiếp nhận thông tin về các trường hợp đánh bắt cá; các đối tượng tập kết rác, phá hoại các công cụ tiện ích công cộng…, đồng thời xây dựng các “thang điểm trừ” cho các UBND cấp phường, cấp quận khi quản lý chưa tốt trật tự địa phương.

* Ông Lê Văn Thành (trưởng phòng nghiên cứu văn hoá xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM):

Ông Lê Văn Thành - Ảnh: Ngọc Hà
Ông Lê Văn Thành – Ảnh: Ngọc Hà

Xử phạt thật nghiêm

Đối với người dân tại chỗ, chính quyền cần phải tuyên truyền, giáo dục, buộc họ phải cam kết và gắn với những phong trào thi đua của tổ dân phố, khu phố.

Biện pháp giáo dục người dân tại chỗ không khó, theo tôi, khó “trị” là những người từ nơi khác, không có ý thức bảo vệ môi trường, cố ý chở rác thả xuống dòng kênh, xem dòng kênh như bãi rác. Đây là những người cố tình nên biện pháp giáo dục gần như không có tác dụng đối với họ.

Các địa phương có thể tuyên truyền chống xả rác, câu cá dưới kênh bằng một chiến dịch, không những ở những phường ven kênh rạch mà cả những vùng lân cận. Trong chiến dịch này, ngoài việc tuyên truyền thì cần có các lực lượng thường xuyên túc trực, nhắc nhở khách vãng lai không xả rác, vứt rác xuống kênh.

Những khu vực nào có khả năng là điểm vứt rác thì có nhiều băngrôn, biển cấm để nhắc nhở người xả rác. Khi phát hiện thì bắt và xử phạt thật nặng, thật nghiêm, như vậy sẽ giảm bớt số người cố tình câu cá, xả rác.

Bên cạnh đó, các địa phương cần cắm thêm những biển báo ghi rõ quy định xử phạt, mức tiền phạt đối với hành vi xả rác xuống kênh. Số tiền phạt này cho phép các địa phương giữ lại để sử dụng bồi dưỡng cho lực lượng tuần tra, xử lý để địa phương có động lực quyết tâm ngăn chặn việc xả rác. Giao trách nhiệm cụ thể cho các địa phương về việc này.

* Ông Lưu Công Trường (chủ tịch UBND P.3, 
Q.Tân Bình):

Người dân tại chỗ không vứt rác xuống kênh

UBND phường đã tuyên truyền cho người dân ở gần bờ kênh về ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nước kênh tránh ô nhiễm. Người dân sống dọc kênh đã từng khổ sở trong giai đoạn nước kênh bị ô nhiễm nên họ rất ý thức về việc bảo vệ nước kênh. Những trường hợp xả rác xuống kênh thường không phải là người ở phường.

Khu vực P.3 là cuối kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè nên khi nước lớn, rác từ các nơi trôi về rất nhiều, đến khi nước rút thì rác không trôi được nên đọng lại.

D.NGỌC HÀ – NGỌC ẨN ghi ([email protected])