01/01/2025

Đức Thánh Cha tiếp 23.000 người thuộc Viện Hưu Bổng Italia

VATICAN – Sáng ngày 7-11-2015, ĐTC đã tiếp kiến 23.000 người gồm các vị lãnh đạo và nhân viên sở hưu bổng toàn quốc Italia (INPS). Ngài tố giác các hệ thống kinh tế chỉ mưu lợi lộc cho một thiểu số mà gây hại cho đa số người khác. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhân viên của sở hưu bổng quốc gia Italia được một vị Giáo hoàng tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô.

Đức Thánh Cha tiếp 23.000 người thuộc Viện Hưu Bổng Italia
 

VATICAN – Sáng ngày 7-11-2015, ĐTC đã tiếp kiến 23.000 người gồm các vị lãnh đạo và nhân viên sở hưu bổng toàn quốc Italia (INPS). Ngài tố giác các hệ thống kinh tế chỉ mưu lợi lộc cho một thiểu số mà gây hại cho đa số người khác.


Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, các nhân viên của sở hưu bổng quốc gia Italia được một vị Giáo hoàng tiếp kiến chung ở Quảng trường Thánh Phêrô.

Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói đến những thay đổi và nhiều thách đố đe doạ quyền hưu bổng của các công nhân viên: nhiều khi họ phải về hưu sớm, hoặc việc về hưu như thế bị thương lượng và tan loãng với thời gian. Ngoài ra còn có nhu cầu phải trợ giúp những người bị mất việc hoặc không bao giờ có công ăn việc làm.

ĐTC nói: “Công tác khó khăn của anh chị em là góp phần để không thiếu những tài trợ cần thiết cho sự sống còn của các công nhân thất nghiệp và gia đình họ. Trong những quan tâm ưu tiên của anh chị em, ước gì công việc làm của phụ nữ, trợ giúp chức phận làm mẹ của họ cũng được anh chị em chú ý. Ngoài ra, ước gì không bao giờ thiếu sự bảo đảm cho tuổi già, bệnh tật, những tai nạn nghề nghiệp, và không bao giờ thiếu quyền được hưu bổng.”

ĐTC cũng đề cao phẩm giá của lao công và nhấn mạnh: “Lao công không thể trở thành một công cụ trong một cơ chế sa đoạ làm tiêu tán tài nguyên hầu đạt tới lợi nhuận ngày càng nhiều hơn; lao công không thể kéo dài hoặc thu ngắn tuỳ theo lợi nhuận của một thiểu số và của những hình thức sản xuất hy sinh các giá trị, các quan hệ và các nguyên tắc. Điều này có giá tri đối với nền kinh tế nói chung: đó là không thể sử dụng những phương thế như nọc độc mới, trong đó người ta chủ trương gia tăng lợi tức bằng cách thu hẹp thị trường công việc, và vì thế tạo thêm những người bị loại trừ.” (E.G 204) (SD 7-11-2015)

 

 

G. Trần Đức Anh OP