28/11/2024

Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến đau tim

Gánh nặng của khối lượng công việc, lối sống bận rộn dễ tạo ra những cảm xúc tiêu cực gây tổn hại cho cả tâm lý và cơ thể.

 

Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến đau tim

 

 

Gánh nặng của khối lượng công việc, lối sống bận rộn dễ tạo ra những cảm xúc tiêu cực gây tổn hại cho cả tâm lý và cơ thể.



 

Giận dữ liên tục khiến huyết áp tăng, dễ dẫn đến đau tim - Ảnh: ShutterstockGiận dữ liên tục khiến huyết áp tăng, dễ dẫn đến đau tim – Ảnh: Shutterstock
Gần đây, các chuyên gia y tế còn lên tiếng cảnh báo những cảm xúc tiêu cực còn ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe tim mạch.
Giận dữ và thù địch
Theo một nghiên cứu của Đại học Sydney (Úc), nguy cơ đau tim thường tăng cao trong vòng 2 giờ sau khi xảy ra cơn giận dữ dội. Theo Indiatimes, giận dữ và thù địch liên tục khiến huyết áp tăng, từ đó dễ dẫn đến đau tim hoặc đau ngực nặng.
Lo lắng
Lo lắng là tâm trạng bình thường, nhưng những người thường xuyên bị rối loạn lo âu với cường độ cao là điều vô cùng nguy hiểm.
Rối loạn lo âu làm tăng đáng kể nguy cơ bị mắc bệnh tim mạch, cũng như nâng cao tỷ lệ tử vong do đau tim. Theo nghiên cứu từ Đại học Sydney, lo lắng quá nhiều được liên kết với nguy cơ đau tim cao gấp 9,5 lần trong vòng 2 giờ sau khi xảy ra lo lắng.
Stress
Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tim mạch. Đối phó trước một tình huống căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách phát hành hoóc môn adrenaline, khiến nhịp thở, nhịp tim và huyết áp tăng lên. Đây chính là những phản ứng vật lý để chuẩn bị đối phó với tình huống căng thẳng theo hướng chiến đấu hay bỏ chạy.
Theo các chuyên gia tim mạch, căng thẳng mạn tính là nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp, từ đó gây tổn hại cho các thành động mạch.
Cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến đau tim - ảnh 2Căng thẳng mạn tính ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tim mạch – Ảnh: Shutterstock
Bệnh tiểu đường và bệnh tim – liên kết gây chết người
Lượng đường trong máu liên tục tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Không kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, các mạch máu dễ bị tổn thương do xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Tim mạch và tiểu đường là hai căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có liên hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường cần phải nhờ bác sĩ tư vấn để giúp giảm nguy cơ đau tim và xác định các vấn đề trước khi nó trở nên xấu hơn.
Bộc phát cơn đau tim là điều phổ biến và nó có thể tác động đáng kể đến sức khoẻ tim mạch. Do đó, chẩn đoán bệnh tim đúng thời điểm có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng ở giai đoạn sau.

Ngọc Khuê