10/01/2025

‘Đạo thơ cũng đang là một thứ bệnh trong xã hội’

Cứ tưởng Giang Nam – lão thi sĩ 86 tuổi tác giả bài thơ Quê hương, cựu Tổng biên tập Báo Văn Nghệ – không quan tâm gì đến chuyện đạo thơ đang ồn ào mấy ngày qua, nhưng vừa thấy chúng tôi xuất hiện ở cổng ngõ, nhà thơ đã ‘vào đề’ ngay chuyện đang nóng.

 

Nhà thơ Giang Nam: ‘Đạo thơ cũng đang là một thứ bệnh trong xã hội’

 

 

Cứ tưởng Giang Nam – lão thi sĩ 86 tuổi tác giả bài thơ Quê hương, cựu Tổng biên tập Báo Văn Nghệ – không quan tâm gì đến chuyện đạo thơ đang ồn ào mấy ngày qua, nhưng vừa thấy chúng tôi xuất hiện ở cổng ngõ, nhà thơ đã ‘vào đề’ ngay chuyện đang nóng.



 

Nhà thơ Giang Nam -	Ảnh: Nguyễn ChungNhà thơ Giang Nam – Ảnh: Nguyễn Chung
“Cũng là nhà thơ, nhà văn với nhau mà sao cư xử tệ quá các anh à. Đẩy con người ta đến đường cùng như vậy để được gì ngoài sự hả hê chốc lát?” – ông “cắt lát” câu chuyện như thế làm chúng tôi bối rối vì không hiểu ông đang đứng về phía nào trong vụ đạo thơ đang làm nóng các trang báo suốt tuần qua.
 
 
Nhà thơ Giang Nam: 'Đạo thơ cũng đang là một thứ bệnh trong xã hội' - ảnh 2 Nói về danh thì ai cũng ham cả, thời nào mà chả ham danh! Nhưng ham 
một cách sốt ruột, muốn cho mau được nổi tiếng thì có lẽ lớp trẻ ngày nay hơn hẳn thế hệ chúng tôi. Chính sự sốt ruột đó đã đưa họ đến những vực thẳm lúc nào không biết
Nhà thơ Giang Nam

Nhà thơ Giang Nam: 'Đạo thơ cũng đang là một thứ bệnh trong xã hội' - ảnh 3
 
 
 

Rồi nhà thơ cũng mở nút thắt: “Cô nhà thơ Phan Huyền Thư vừa đáng thương lại vừa đáng trách. Đáng thương là vì ham cái danh quá mức dẫn đến nông nổi để rồi phải trả giá đắt cho sự phù phiếm đó. Đáng trách là tại sao lại “cầm nhầm” thơ người khác mà cứ cố cãi lấy được để rồi cuối cùng cũng phải thừa nhận là bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan có trước bài Bạch lộ của mình. Thừa nhận việc “có trước” ấy là một cách nói khác của câu “tôi đã chôm thơ của chị đấy”. Vì là nhà thơ nên cô ấy phải “vòng vo” trong danh dự, nếu như còn chút danh dự nào đó. Vậy thì chúng ta, nhất là các đồng nghiệp cũng nên “thể tất” cho cô ấy, đàng này mình lại dồn cô ấy đến chỗ không lối thoát. Buộc cô ấy phải nói cái câu “tôi ăn cắp” thì mới hả dạ sao? Tôi thấy như vậy thì quá bất nhẫn”.

Thì ra ông đã đọc đâu đó có một vài người mang danh “nhà thơ” đã xỉ vả, mắng nhiếc bằng tất cả sự “căm giận” của mình chung quanh câu chuyện đạo thơ của Phan Huyền Thư. Ông có cái mực thước của một nhà thơ lớn tuổi và từng trải. Không dễ tha thứ cho sự sai trái nhưng ông cũng không quá cực đoan để đẩy sự việc vượt quá những gì nó có. Ông nói rằng, câu chuyện đạo thơ đã và đang ồn ào trong những ngày qua thật sự đáng buồn và đáng xấu hổ cho giới cầm bút, dù đó chỉ là cá biệt. “Bây giờ, bệnh ăn cắp đã trở nên phổ biến. Nhưng là ăn cắp tiền, ăn cắp đất đai, nhà cửa, địa vị chứ sao lại đi ăn cắp thơ rồi gửi đi dự thi để đoạt giải? Phải chăng chuyện “đạo thơ” cũng là một thứ bệnh như bao bệnh khác đang nhiễu loạn trong xã hội chúng ta hiện nay?”. Ông đặt câu hỏi nhưng chính ông cũng đã tự tìm câu trả lời cho mình. Một cuộc trò chuyện cởi mở giữa chúng tôi và ông chung quanh câu chuyện “đạo”, không chỉ liên quan đến thơ mà còn những chuyện ngoài thơ nữa.
“Cầm nhầm” là hành vi ăn cắp
Ông đã đọc hai bài thơ của hai tác giả ấy chưa? Có người nói rằng, đã “cầm nhầm” thì cầm làm sao cho đáng đồng tiền bát gạo, ý nói là bài thơ mà mình “đạo” ấy phải là một thi phẩm xuất sắc, đàng này, thơ vậy thì không đáng để “cầm nhầm”. Ông nghĩ sao về nhận xét ấy?
“Cầm nhầm” là một cách nói khác về hành vi ăn cắp của người khác. Không nên “định giá” đồ ăn cắp ấy để đánh giá mức độ của hành vi. Chỉ toà án mới rạch ròi chuyện đó. Còn ở đây là thơ. Nó là món ăn tinh thần, nó cũng là một thứ siêu vật chất nên ta không đánh đồng khái niệm. Tôi lên án hành vi “cầm nhầm” nhưng cá nhân tôi đã xem cả hai bài thơ thì hoàn toàn không hiểu cả hai tác giả ấy họ muốn nói gì qua bài thơ đó. Tôi nghĩ, thơ là tâm trạng, thậm chí nó là số phận của nhà thơ. Tâm trạng ấy, số phận ấy phải được cộng đồng chia sẻ chứ không phải quá riêng tư, chỉ có tác giả mới hiểu tác phẩm của mình. Có thể tôi đã không tìm được sự đồng điệu nào trong hai bài thơ này chăng? Điều đó cũng không có gì lạ, nhất là với thơ.
Xin được hỏi ông một câu riêng tư chút. Nếu ai đó lấy tên Quê hương để đặt đề cho bài thơ của mình, bài nhạc của mình hoặc tiểu thuyết của mình, phản ứng của ông thế nào khi họ lấy tên đó trùng với tên một bài thơ nổi tiếng của ông?
Lấy trùng tên để đặt đề cho tác phẩm là chuyện đã xảy ra nên tôi xem chuyện đó cũng bình thường thôi. Một câu thơ không làm nên bài thơ, không làm nên tập thơ, lại càng không làm nên tên tuổi một nhà thơ, huống chi là cái đề bài. Ông Tế Hanh có “quê hương” với “con sông xanh biếc”, người khác thì có quê hương với “chùm khế ngọt”. Tôi cũng có quê hương của riêng mình. Mỗi người một vẻ khi nói về quê hương nên không “đụng hàng” nhau. Đây không thể gọi là “cầm nhầm” được. Nó khác với trường hợp của Buổi sáng và Bạch lộ như mọi người đã biết.
Ông đã từng làm Tổng biên tập tờ Văn Nghệ của Hội Nhà văn VN, nơi tiếp nhận hàng chục bản thảo thơ mỗi ngày, có khi nào đã xảy ra tình trạng “đạo thơ” chưa? Thời đó (sau năm 1975), có ít hoặc không xảy ra tình trạng “đạo thơ” như ngày nay, phải chăng thế hệ các nhà văn, nhà thơ lớp trước “tử tế” hơn và không quá hám danh như bây giờ?
Nói về danh thì ai cũng ham cả, thời nào mà chả ham danh! Nhưng ham một cách sốt ruột, muốn cho mau được nổi tiếng thì có lẽ lớp trẻ ngày nay hơn hẳn thế hệ chúng tôi. Chính sự sốt ruột đó đã đưa họ đến những vực thẳm lúc nào không biết. Thời tôi làm Tổng biên tập Báo Văn Nghệ cũng đã xảy ra chuyện “cầm nhầm” thơ như anh nói chứ không phải không có. Có một anh làm ở Văn phòng Hội Nhà văn, cũng là nhà thơ “có danh” hẳn hoi, từ chiến trường ra. Không biết anh ấy tiếp nhận bản thảo thơ từ đâu nhưng có đăng một bài thơ trên Báo Văn Nghệ và lấy tên anh ta với suy nghĩ là tác giả của bài thơ kia đã hy sinh ở chiến trường rồi. Không ngờ là anh lính – tác giả bài thơ đó – lù lù xuất hiện trước Văn phòng Hội Nhà văn và kiện nhà thơ “cầm nhầm” thơ kia. Ban lãnh đạo của Hội Nhà văn khi đó buộc phải kỷ luật nhà thơ nọ. Rất nghiêm khắc chứ không phải “xin lỗi” trợt trợt như bây giờ rồi thôi. Có lẽ đó là trường hợp duy nhất mà tôi được chứng kiến.
Đừng sốt ruột với cái danh
Hám danh và tham lam có lẽ là thuộc tính của con người. Nhưng với nhà thơ, cái danh xưng ấy nó có thể tạo nên sự khác biệt và tách bạch với số đông còn lại. Danh xưng “nhà thơ” cũng không quá cao khiết như nhiều người lầm tưởng nhưng chắc chắn rằng ở đó không có đất cho sự cầu lợi chen vào. Vậy, với tư cách là nhà thơ, ông thử lý giải xem vì sao nhà thơ lại cũng “đạo thơ” như các bậc khả kính giáo sư, tiến sĩ đi “đạo” luận án của người khác mà báo chí từng phanh phui?
Nhà thơ cũng là con người thôi. Họ cũng có đầy đủ những thói tật mà con người vướng luỵ. Tuy nhiên, nhà thơ không thể giống một số giáo sư, tiến sĩ như các anh nói, họ đạo luận văn của người khác là để cầu lợi. Ví dụ như đạo luận văn để lấy bằng tiến sĩ, hoặc học hàm giáo sư, từ đó họ sẽ được cất nhắc lên một vị trí cao hơn, mang lại quyền lợi về vật chất nhiều hơn chẳng hạn. Còn nhà thơ, nếu có “đạo” cho được giải thưởng đi nữa thì “vật chất” mang lại từ giải thưởng ấy cũng chẳng đáng là bao. Còn cái danh ư? Để có cái danh bằng chính tài năng của mình thì đó là điều thật đáng trân trọng đối với mỗi nhà văn, nhà thơ. Nhưng cái danh mà đi vay mượn “sản phẩm” của người khác như thế, liệu trong sâu thẳm lòng mình, nhà thơ, nhà văn ấy có thanh thản không mỗi khi nghĩ về cái “vinh quang” mà mình từng được quàng vào cổ? Quyết liệt, ráo riết để “kiếm danh” bằng mọi giá như thế thì đó không phải là phẩm chất của nhà thơ rồi.
Qua sự việc vừa rồi, ông có nhắn nhủ gì với những người làm thơ trẻ?
Tôi chẳng có gì để nhắn nhủ các bạn cả. Không ai tự nhủ nhà thơ bằng chính họ. Nếu được phép nói thì tôi nói câu này: Đừng quá sốt ruột với cái danh để mà làm những điều dại dột. Danh thì thơm đấy nhưng nó phải là sự nỗ lực của bản thân và tài năng của nghệ sĩ chứ danh mà đi vay mượn thì nó sẽ không còn “thơm” nữa. Qua câu chuyện này, tôi vừa buồn như đã nói ở trên nhưng lại cảm thấy vui vui. Các anh biết vì sao không? Cùng với việc “đạo thơ” thì toà án cũng đang xét xử vụ thất thoát cả ngàn tỉ của một ngân hàng tại TP.HCM. Hai việc này đều làm nóng các trang báo, thậm chí “đạo thơ” còn nóng hơn số tiền ngàn tỉ kia đấy. Ai bảo dân ta quay lưng với thơ nào?
Xin được cảm ơn nhà thơ về cuộc trò chuyện thú vị này.

Trần Đăng (Thực hiện)