10/01/2025

Bé trai chết vì điện giật: Cẩn trọng khi gọi điện trong lúc sạc pin

Vụ bé trai 13 tuổi chết vì điện giật trong tư thế cầm ĐTDĐ xảy ra ở Q.Bình Tân (TP.HCM) dấy lên cảnh báo mối nguy chết người khi dùng các thiết bị di động trong lúc đang sạc pin.

 

Bé trai chết vì điện giật: Cẩn trọng khi gọi điện trong lúc sạc pin

 

 

Vụ bé trai 13 tuổi chết vì điện giật trong tư thế cầm ĐTDĐ xảy ra ở Q.Bình Tân (TP.HCM) dấy lên cảnh báo mối nguy chết người khi dùng các thiết bị di động trong lúc đang sạc pin.

 

 

 

Chiếc iPhone bị người nhà nạn nhân (Nghệ An) ném vỡ -  Ảnh: Phạm ĐứcChiếc iPhone bị người nhà nạn nhân (Nghệ An) ném vỡ – Ảnh: Phạm Đức
Nạn nhân là bé Lê Minh Thông (13 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú Q.Bình Tân) bị tử vong khi sử dụng ĐTDĐ lúc đang sạc pin trực tiếp với nguồn điện để chơi game vào tối 19.10.
Nguy cơ chết người
Theo thông tin ban đầu từ Công an Q.Bình Tân, tối 19.10, bé Thông nằm chơi trên gác gỗ của căn nhà trọ thì thấy chiếc ĐTDĐ của người thân đang sạc pin để trên giường. Tò mò, bé cầm lên bấm chơi thì bị điện giật bất tỉnh, mặc dù được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu nhưng bé đã tử vong.
Trước đó, chiều 20.9, người thân phát hiện chị Ngô Thị Liên (24 tuổi, trú xã Nam Lĩnh, H.Nam Đàn, Nghệ An) nằm bất động giữa nền nhà, trên cổ có một chiếc điện thoại iPhone 3 đã cũ, phần da cổ có vết cháy. Công an H.Nam Đàn tổ chức khám nghiệm hiện trường, nhận định chị Liên bị điện rò rỉ giật tử vong khi sử dụng sạc không chính hãng, đồng thời vừa nghe điện thoại vừa sạc pin. Trên thế giới, không ít vụ nổ điện thoại trong lúc sạc pin cũng đã từng xảy ra.
Cảnh báo
Về nguy cơ phát nổ, sự cố đối với ĐTDĐ trong lúc sạc pin, TS Phùng Anh Tuấn, Phó trưởng bộ môn Thiết bị điện – Điện tử Viện Điện – Trường đại học Bách khoa Hà Nội, lý giải một sản phẩm điện dân dụng phải sử dụng điện áp cao 200 V xuống điện áp thấp 5 V. Tuy nhiên, điện áp thử nghiệm phải đạt mức 1.500 V mới đảm bảo đúng chuẩn, như thế thiết bị điện mới không bị phóng điện từ đầu này sang đầu kia, đảm bảo nguyên tắc an toàn là cách ly đầu vào và đầu ra qua biến áp bắt buộc phải có.
Tuy nhiên, với những thiết bị sạc là hàng trôi nổi, đa số nhà sản xuất không đầu tư công nghệ đủ chuẩn để sản xuất bộ biến áp điện. Có thể mức điện dùng thử nghiệm chỉ cao hơn 220 V và thấp hơn nhiều so với mức 1.500 V theo yêu cầu. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng cháy nổ, làm giật điện khi đang sạc pin điện thoại.
Giải thích rõ hơn, TS Phùng Anh Tuấn nói: “Trong không gian nhỏ từ đầu vào và đầu ra của nguồn điện, nếu sản xuất không đúng chuẩn chịu nhiệt, không bảo đảm độ tinh xảo tuyệt đối, khi đầu điện vào, phát nóng nhanh, không gian nhỏ bên trong biến áp không chịu nổi sức nóng sẽ bung ra, gây rò rỉ điện làm giật có thể gây tử vong khi người sử dụng cầm vào. Thông thường, với những thiết bị sạc chính hãng, nguồn điện vào 100%, phát ra được 80 – 90%, tức nguồn điện phát nóng bên trong khoảng 10 – 20% là tối đa. Với những sạc pin trôi nổi, chỉ phát ra tối đa 65 – 70%, nghĩa là phần phát tán nóng là 30 – 35%, lượng nhiệt này quá nóng, lại ở trong không gian hẹp rất dễ dẫn đến việc nổ, rò rỉ nhiệt, cháy…”
Theo ông Tuấn, để sản xuất một biến áp trong bộ sạc pin điện thoại đạt chất lượng, đặc biệt những điện thoại di động thông minh, đầu sạc công nghệ cao thường có kích thước rất nhỏ, hiệu suất sao và đảm bảo độ phát nóng tối ưu nhất. Những điều kiện đó, với những chiếc sạc là hàng trôi nổi, hoặc hàng giả hàng nhái, giá rẻ, thoạt nhìn bề ngoài trông rất giống, nhưng chất lượng bên trong không thể đảm bảo được.
Đọc kỹ hướng dẫn
Một chủ cửa hàng điện thoại trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.Tân Bình, TP.HCM) khuyên không dùng điện thoại lúc đang sạc; nếu điện thoại bị rơi mạnh, không nên chủ quan mà mang đến cửa hàng để nhân viên kỹ thuật kiểm tra trước khi sạc pin tiếp tục sử dụng; pin mau hết hoặc quá nóng khi đang sạc đều phải cẩn trọng; không sạc pin trong môi trường ẩm ướt.
Theo ông Tâm, mọi chiếc điện thoại đều có quyển hướng dẫn chi tiết sử dụng thế nào để bảo đảm an toàn, trong đó có việc sạc pin.

Thanh Niên