29/11/2024

Khai mạc kỳ họp thứ 10, QH khoá 13: Đề xuất chi tiền bán cổ phần bù hụt thu ngân sách

Sáng qua 20.10, kỳ họp thứ 10, Quốc hội (QH) khoá 13 đã chính thức khai mạc tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội). Kỳ họp dự kiến kéo dài 31 ngày, trong đó QH sẽ dành 19 ngày để thảo luận, xem xét, thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, cho ý kiến về 8 dự án luật.

 

Khai mạc kỳ họp thứ 10, QH khóa 13: Đề xuất chi tiền bán cổ phần bù hụt thu ngân sách

 

 

Sáng qua 20.10, kỳ họp thứ 10, Quốc hội (QH) khoá 13 đã chính thức khai mạc tại Hội trường Ba Đình (Hà Nội). Kỳ họp dự kiến kéo dài 31 ngày, trong đó QH sẽ dành 19 ngày để thảo luận, xem xét, thông qua 18 luật và nhiều nghị quyết, cho ý kiến về 8 dự án luật.



 

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - Ảnh: Ngọc ThắngChủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng – Ảnh: Ngọc Thắng
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là kỳ họp có khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung quan trọng, diễn ra trong thời điểm cả nước đang nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2015 và 5 năm 2011 – 2015, triển khai Đại hội Đảng các cấp, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa 14 và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 vào năm 2016.
Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ, các cơ quan của QH và các cơ quan, tổ chức hữu quan dành thời gian và công sức tiếp tục chuẩn bị, hoàn thiện chu đáo các nội dung trình QH theo chương trình, tiến độ đã xác định; đề nghị các vị ĐBQH phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều ý kiến sâu sắc, chất lượng góp phần để kỳ họp thành công tốt đẹp.
Dư nợ công khoảng 61,3% GDP
 
 
Chi thường xuyên vẫn còn quá lớn 
Trả lời PV Thanh Niên trong giờ nghỉ giải lao, ông Trần Du Lịch, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của QH, cho rằng không nên đưa các khoản thu từ nguồn bán cổ phần vào cân đối thu chi do không đúng nguyên tắc và có sự không rõ ràng, tách bạch. Tuy nhiên, ông Lịch cũng đồng tình việc sử dụng nguồn tiền này vào việc tái cơ cấu nợ công hoặc đầu tư cho các công trình hạ tầng quan trọng cần vốn. “Riêng chi thường xuyên, tôi thấy vẫn còn quá lớn, nên cắt giảm, tinh gọn bộ máy, giảm chi tiền lương chứ để bộ máy, nhân sự cứ phình to thì chi thường xuyên không bao giờ đủ được”, ông Lịch nói.
M.Q 
 

Trình bày báo cáo về tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, dự toán và kế hoạch phân bổ năm 2016, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết thu chi năm nay và dự kiến năm 2016 vẫn có nhiều khó khăn, Chính phủ đã đề xuất đưa tiền bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước vào cân đối. Cụ thể, Chính phủ đã đề xuất QH cho phép sử dụng 10 ngàn tỉ đồng tiền từ nguồn bán cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước để bù hụt thu cho ngân sách T.Ư.

Trong 9 tháng đầu năm nay, thu ngân sách đạt 75% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2014. Nhưng giá dầu thô giảm mạnh và việc thực hiện các cam kết hội nhập đã ảnh hưởng lớn đến nguồn thu. “Giá dầu thô giảm sâu tác động mạnh đến thu ngân sách, làm giảm khoảng 63 ngàn tỉ đồng so với dự toán trong năm nay, ở cả thu nội địa, thu xuất khẩu”, Bộ trưởng Dũng cho biết.
Về chi ngân sách, mặc dù Chính phủ thắt chặt chi tiêu, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, không bố trí các chương trình mới… nhưng 9 tháng qua đã chi 71,8% dự toán. Bội chi năm nay, theo Bộ trưởng Dũng, khoảng 226 ngàn tỉ đồng, bằng 5% GDP, trong phạm vi dự toán được QH quyết định. Với mức bội chi này, mức dư nợ công đến hết năm 2015 là khoảng 61,3% GDP, vẫn trong giới hạn an toàn cho phép (65% GDP).
Chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm
Đánh giá về báo cáo thực hiện dự toán ngân sách năm 2015 và dự toán năm 2016, thay mặt cơ quan thẩm tra, ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách cũng cho rằng, tình hình thu chi năm nay rất khó khăn. “Mức hụt thu từ dầu thô là lớn, ảnh hưởng đến cân đối ngân sách T.Ư”, ông Hiển nói. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm vẫn còn 3 tháng, Uỷ ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Chính phủ cần theo dõi sát diễn biến của giá dầu để có đối sách phù hợp nhằm bù hụt thu, tận dụng việc giảm giá dầu thành cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.
Đánh giá cao việc Chính phủ đã có nhiều cố gắng để thu ngân sách vẫn vượt dự toán trong tình hình khó khăn, nhưng uỷ ban này cũng lưu ý tình trạng nợ đọng thuế còn cao và tình trạng trốn thuế vẫn phức tạp. “Nếu có giải pháp tích cực, quyết liệt hơn thì kết quả thu có thể sẽ cao hơn dự kiến”, ông Hiển nhấn mạnh. Đáng chú ý, cơ quan thẩm tra cho rằng tình hình chấp hành kỷ luật tài chính chưa nghiêm, một số khoản chi vượt dự toán, chi tiêu chưa thực sự tiết kiệm, triệt để…
Riêng về đề xuất của Chính phủ cho dùng một phần tiền bán bớt cổ phần tại doanh nghiệp nhà nước (khoảng 10.000 tỉ đồng) để xử lý hụt thu ngân sách T.Ư, cơ quan thẩm tra đồng ý chủ trương này nhưng đề nghị Chính phủ làm rõ số hụt thu còn lại, khoảng 21.300 tỉ đồng sẽ được xử lý từ nguồn nào.
Đánh giá về dự toán ngân sách năm 2016, cơ quan thẩm tra cũng đồng ý mức bội chi khoảng 4,95% GDP (254.000 tỉ đồng, tăng 28.000 tỉ đồng so với năm 2015).
Xin phát hành 3 tỉ USD trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ
Báo cáo về công tác phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) và tái cơ cấu nợ do Bộ trưởng Tài chính trình bày chiều qua cho thấy, áp lực trả nợ đối với ngân sách đang gia tăng nhanh chóng. Trong giai đoạn 2015 – 2016, có 363.000 tỉ đồng khối lượng TPCP đến hạn trả nợ, nhưng nguồn trong nước đã huy động tối đa không còn dư địa. Vì vậy, Chính phủ đề nghị QH cho phép phát hành 3 tỉ USD TPCP quốc tế để tái cơ cấu nợ.
Năm 2015, QH giao Chính phủ phê duyệt vay nợ tổng khối lượng 436.000 tỉ đồng (gồm vay bù đắp bội chi 226.000 tỉ đồng, chương trình đầu tư trái phiếu 85.000 tỉ đồng, vay để đảo nợ 125.000 tỉ đồng). Mặc dù đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhưng trong 9 tháng qua khối lượng phát hành TPCP (gồm cả trái phiếu nội tệ và ngoại tệ) mới đạt 127.473 tỉ đồng, bằng 51% kế hoạch. Theo ước tính, nếu không được phát hành đa dạng hóa các kỳ hạn TPCP thì dự kiến cả năm nay chỉ huy động được khoảng 160.000 tỉ đồng, hụt 90.000 tỉ đồng so với kế hoạch.
Trong 9 tháng qua, khối lượng thanh toán gốc và lãi TPCP là 160.684 tỉ đồng. Khối lượng vốn huy động mới từ phát hành TPCP không đủ để thanh toán trả nợ khối lượng gốc và lãi TPCP đến hạn (thiếu hụt 33.211 tỉ đồng). Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phát hành tín phiếu kho bạc đáo hạn trong năm và vay Ngân hàng Nhà nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách tạm thời (các khoản vay này không tính vào bội chi ngân sách nhà nước).
Kiên quyết loại trừ cán bộ thoái hoá, biến chất
Báo cáo tổng hợp do Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ VN Nguyễn Thiện Nhân trình bày tại phiên khai mạc cho biết, Đoàn Chủ tịch Uỷ ban T.Ư MTTQ VN phối hợp với UBTV QH đã tổng hợp được 4.492 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới QH. Cử tri đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị nhân sự của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12. Theo đó, cử tri mong muốn những người được bầu giữ các chức vụ chủ chốt trong Đảng, chính quyền có đủ đức, đủ tài để xây dựng Đảng, Nhà nước ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đồng thời cần kiên quyết loại trừ những trường hợp thoái hoá, biến chất, có biểu hiện tham nhũng, lợi ích nhóm tham gia vào bộ máy lãnh đạo các cấp.
Báo cáo cũng cho biết cử tri bày tỏ sự bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng trái luật pháp quốc tế các công trình tại các đảo chìm, bãi đá thuộc chủ quyền của VN.
Trường Sơn
Kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định
Báo cáo của Chính phủ trình QH cho biết tình hình KT – XH trong 9 tháng qua tiếp tục đà phục hồi, có nhiều chuyển biến và đạt được những kết quả tích cực, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp.Đáng chú ý là về tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, báo cáo cho biết Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp quyết liệt để tái cơ cấu các ngân hàng thương mại theo hai hướng: xử lý nợ xấu và xử lý sở hữu chéo. 8 tháng qua đã có 3 ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng và 3 ngân hàng được sáp nhập. Từ nay đến cuối năm, các ngân hàng yếu kém sẽ tiếp tục được xử lý dứt điểm thông qua các giải pháp nêu trên.
Báo cáo cũng cho biết đến nay tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống còn 3%, đạt mục tiêu cả năm 2015.
Trường Sơn

Mạnh Quân – Trường Sơn – Anh Vũ