Người Việt không hiểu… tiếng Việt: Đặt lại vấn đề dạy ngữ pháp
GS-TS Ngô Như Bình (ảnh), giảng viên cao cấp Khoa Ngôn ngữ và văn minh Đông Á, ĐH Harvard (Mỹ), có chia sẻ về mong mỏi kêu gọi trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt.
Người Việt không hiểu… tiếng Việt: Đặt lại vấn đề dạy ngữ pháp
GS-TS Ngô Như Bình (ảnh), giảng viên cao cấp Khoa Ngôn ngữ và văn minh Đông Á, ĐH Harvard (Mỹ), có chia sẻ về mong mỏi kêu gọi trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt.
GS-TS Ngô Như Bình |
Theo GS-TS Ngô Như Bình, ngày nay tiếng Việt là ngôn ngữ phát triển ở trình độ cao, hoàn toàn có đủ khả năng diễn đạt các khái niệm và các sắc thái tình cảm, thực hiện các chức năng xã hội từ giao tiếp hằng ngày đến giảng dạy trong nhà trường, công cụ truyền tin của các phương tiện thông tin đại chúng, ngôn ngữ sáng tác văn học và thơ ca. Thế nhưng, ông đau đáu trước một xu hướng khá bi đát, rằng tiếng Việt đang bị huỷ hoại.
|
Một văn bản có các câu: “… có một con lợn mẹ đẻ được 11 con heo con. Đã 20 ngày trôi qua, “chú heo vàng” vẫn sống khoẻ mạnh, hàng ngày có rất nhiều đoàn người đến xem con lợn đặc biệt này…”. Ở đây là lỗi lẫn lộn các phương ngữ khác nhau.
Ý kiến
Hiện trạng trước mắt, hậu quả lâu dài Đồng ý rằng ngôn ngữ mạng có cơ sở để tồn tại riêng nhưng điều quan trọng ở đây là phải phân biệt rõ mục đích sử dụng khác với ý thức, thái độ sử dụng. Về mục đích, nó giúp cho giao tiếp “nhanh – gọn – nhẹ…” nhưng ý thức – thái độ, xét cho kỹ, thì đó là sự thiếu tôn trọng với tiếng mẹ đẻ. Nguy hiểm nhất là tình trạng cố tạo ra việc dùng sai để gây ấn tượng, tạo phong cách.
Nói riêng về việc hành văn, chỉ cần qua một so sánh nhỏ thế này là đủ thấy. Nếu trước đây, học sinh có thể viết những câu dài, bài văn hay, mạch lạc, chặt chẽ…, nay với thực trạng của ngôn ngữ mạng xâm nhập vào học đường, chúng ta bắt gặp vô số những câu văn què cụt, những cách dùng từ ngữ khô cứng, cả những thái độ lười viết, thiếu cảm xúc, thiếu trách nhiệm, thiếu hứng thú khi sử dụng tiếng Việt trong các kỳ thi…
TRẦN NGỌC TUẤN
Mất khả năng diễn đạt tiếng Việt trong sáng
Việc sử dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ “teen” của giới trẻ đã trở nên rất phổ biến. Đây cũng là cách để người trẻ khẳng định mình và làm giàu thêm cho tiếng Việt theo cách của họ. Nếu sử dụng ở chừng mực vừa phải thì có thể chấp nhận được, nó mang tính chất vui là chính. Tuy nhiên nếu lạm dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ “teen” mọi lúc mọi nơi, giới trẻ sẽ mất đi khả năng diễn đạt tiếng Việt trong sáng.
PHẠM THỊ THANH NGA (giáo viên tổ văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM)
Viết thế rất vui
Tụi em chat với nhau trên mạng hoặc nhắn tin qua điện thoại toàn viết thế, thấy vui mà. Hầu như bạn bè đều hiểu được em muốn nói gì và em cũng hiểu nội dung bạn bè nhắn. Em thấy cũng bình thường, nếu không viết thế còn cảm thấy mình quê quê sao đó.
NGUYỄN VĂN PHƯƠNG (HS Trường THCS Phước Thiền, Nhơn Trạch, Đồng Nai)
Thói quen khó sửa
Em thấy viết theo “ngôn ngữ mạng” vui vui, viết rất nhanh, không tốn thời gian. Nhưng em cũng đã nhiều lần bị mẹ mắng là nhắn tin gì cho mẹ mà mẹ không hiểu. Khi làm bài kiểm tra em cũng hay quên nên chắc vì thế mà điểm không cao lắm. Đây là thói quen rất khó sửa. Em nghĩ cũng nên giảm bớt để sau này không bị ảnh hưởng tới công việc.
CÔNG DŨNG (sinh viên Trường ĐH Sài Gòn)
Thể hiện phong cách
Đây là cách thể hiện phong cách của lứa tuổi học sinh. Ngoài ra, chúng em có những bí mật riêng, nếu chẳng may ba mẹ hoặc thầy cô có nhìn thấy cũng sẽ không hiểu.
Một học sinh Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú, TP.HCM)
Không biết thì nói quê mùa
Tôi có đứa em trai đang học lớp 11 ở tỉnh Phú Yên, mỗi lần nó viết mail cho tôi thì tôi phải đoán già đoán non, nhiều lúc không hiểu gì cả. Nó nói sao tôi quê mùa quá, đó là những từ viết tắt phổ biến trên mạng, vậy mà cũng không biết.
NGUYỄN THỊ THANH PHÚ (SV Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM)
M.QUYÊN – B.THANH – L.THANH (ghi)
|
Thuỵ Miên (thực hiện)