03/01/2025

Cha Lombardi nhận định về diễn văn của Đức Thánh Cha tại LHQ

NEW YORK – Sáng ngày 25-9-2015, ĐTC Phanxicô đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Đây là lần thứ 5 một vị Giáo hoàng lên tiếng tại Đại Hội đồng LHQ, bắt đầu từ Đức Phaolô VI năm 1965, 2 lần với Đức Gioan Phaolô II năm 1979 và 1995 và Đức Bênêđictô XVI năm 2008.

Cha Lombardi nhận định về diễn văn của Đức Thánh Cha tại LHQ
 
NEW YORK – Sáng ngày 25-9-2015, ĐTC Phanxicô đã đọc một bài diễn văn quan trọng tại Liên Hiệp Quốc (LHQ). Đây là lần thứ 5 một vị Giáo hoàng lên tiếng tại Đại Hội đồng LHQ, bắt đầu từ Đức Phaolô VI năm 1965, 2 lần với Đức Gioan Phaolô II năm 1979 và 1995 và Đức Bênêđictô XVI năm 2008.

Tuy nhiên, Cha Lombardi, SJ, Giám đốc Phòng Báo chí Toà Thánh kiêm Tổng Giám đốc Đài Vatican, tháp tùng ĐTC trong chuyến viếng thăm, nhận xét: 

“Bài diễn văn này khai mạc một Đại Hội đồng của LHQ (thứ 70), nên khác biệt với những lần gặp gỡ của các vị Giáo hoàng trước tại Đại hội của LHQ, đây là bài diễn văn có cử toạ đông đảo hơn và quan trọng hơn.

ĐGH đã nói một cách rất hiệu nghiệm về sự cần thiết phải dấn thân cụ thể, chứ không chỉ dừng lại ở bình diện những lời nói, trái lại cần đi tới thực tại. Ngài đã đưa ra nhiều lời kêu gọi rất mạnh mẽ. Ví dụ lời kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức này phải giúp đỡ các nước nghèo nhất phát triển, chứ không bắt các nước ấy phải phục tùng, áp đặt họ một cách ngộp thở dưới các hệ thống tín dụng, ghì họ trong một tình trạng bị loại trừ, nghèo đói và ngày càng lệ thuộc. ĐGH cũng nói một cách rất rõ ràng về việc giải trừ vũ khí hạt nhân, nhắc đến một cách tích cực hiệp định mới đây với Iran về vấn đề này. Và đó là điều hiển nhiên là đòi hỏi nhiều, vì biết rằng đó là một hiệp định không phải tất cả đều quý chuộng.

ĐGH cũng nói về tầm quan trọng của thiên nhiên; ngài cũng nói về bản tính con người, ví dụ bao gồm sự phân biệt giữa người nam và người nữ, và sự tôn trọng tuyệt đối cần có đối với sự sống trong mọi giai đoạn và chiều kích. Vì thế, ĐGH đã không bỏ lỡ cơ hội để trình bày lập trường của Giáo Hội về những điểm đòi nhiều cố gắng. ĐGH cũng đề cập đến vấn đề tị nạn, các nhóm dân thiểu số phải chịu bạo lực, đặc biệt là các tín hữu Kitô thiểu số ở Trung Đông, và tiếp đến là tất cả những vấn đề liên quan đến nghèo đói, công lý, quyền của tất cả mọi người được gia cư, công ăn việc làm và một môi trường lành mạnh để sống, và dĩ nhiên ĐTC cầu mong có một sự tiến bộ về hoà bình qua các cuộc thương thuyết, các cuộc đối thoại giữa các dân tộc khác nhau. Đề tài hoà bình chắc chắn là một chủ đề nổi bật trong cuộc viếng thăm của ĐTC và chỉ có thể như thế. Trong vấn đề này, ĐGH có một lời nói rất uy tín, một lời can đảm, thực sự được lắng nghe với tất cả lòng tôn trọng.”

Cha Lombardi cũng nhận xét rằng kiểu của ĐTC Phanxicô khi trình bày các bài diễn văn, ngài nhấn mạnh về sự khuôn mặt cụ thể của con người: người già, trẻ em, người trẻ, người thất nghiệp. ĐGH liên tục nhấn mạnh rằng không được dừng lại ở bình diện các cuộc thảo luận ý thức hệ hoặc coi con người như những con số thống kê, nhưng luôn luôn nghĩ họ là những người người cụ thể, là anh chị em chúng ta, và qua đó khích lệ trách nhiệm của những người cầm quyền hãy nhớ con người cụ thể, đang chờ đợi sự dấn thân của chính quyền trong việc tìm ra những câu trả lời cụ thể cho cuộc sống của người dân. Theo nghĩa đó, thật là điều đẹp cuộc gặp gỡ của ĐGH tại LHQ với hàng ngàn người làm việc mỗi ngày để cho cuộc sống và hoạt động của tổ chức quốc tế này có thể tiến hành được. (RG 26-9-2015)

 

G. Trần Đức Anh OP