10/01/2025

Thị trường nghiên cứu khoa học, tại sao không?

Cần đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học để xây dựng một quốc gia sáng tạo. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu những ngành thế mạnh của VN để tăng sức cạnh tranh với các nước khu vực…

 Đóng góp ý kiến Dự thảo Văn kiện ĐH Đảng lần thứ XII:

Thị trường nghiên cứu khoa học, tại sao không?

 

 

Cần đầu tư mạnh cho nghiên cứu khoa học để xây dựng một quốc gia sáng tạo. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu những ngành thế mạnh của VN để tăng sức cạnh tranh với các nước khu vực…



Nghiên cứu khoa học sẽ góp phần đưa đất nước phát triển - Ảnh: Đào Ngọc ThạchNghiên cứu khoa học sẽ góp phần đưa đất nước phát triển – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Đó là một trong nhiều ý kiến tại hội nghị góp ý cho dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII do T.Ư Đoàn tổ chức vào sáng 24.9 tại TP.HCM với sự tham dự của hơn 200 cán bộ, giáo viên, giảng viên trẻ và sinh viên.
Trong đó, các đại biểu đặc biệt chú trọng đến vấn đề nghiên cứu và giáo dục.
Giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên
 
 
Thị trường nghiên cứu khoa học, tại sao không? - ảnh 2
Các trường cần xây dựng thị trường nghiên cứu khoa học như thành lập 
các quỹ đầu tư, sàn giao dịch. Mặt khác, những nhà nghiên cứu trẻ có thể đóng góp nhiều cho nền công nghệ nước nhà nên cũng cần được huy động và hỗ trợ
Thị trường nghiên cứu khoa học, tại sao không? - ảnh 3
 
PHAN VĂN HỒ NAM, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM
 

Đồng tình với bố cục dự thảo văn kiện, song anh Phạm Minh Tân (Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM) vẫn còn băn khoăn về một số nội dung trong dự thảo. Anh Tân lập luận: “Chúng ta cần phải chỉ ra lợi thế quốc gia mình là gì để đưa vào văn kiện thực hiện trong 5 năm tới. Tôi đề nghị chọn nông nghiệp là hướng tiến công chính. Theo đó, cần xác định rõ nông sản nào, thương hiệu nào là chủ lực”.

Quan tâm nhiều đến vấn đề nghiên cứu, anh Nguyễn Nhật Thông (Đoàn ĐH Quốc gia TP.HCM) trăn trở: “Tôi thấy báo chí nêu những bác nông dân chế tạo máy này máy kia trong khi ít thấy công trình của các giáo sư, tiến sĩ. So sánh như vậy có phần khập khiễng, nhưng cũng phải thừa nhận là các trường ĐH tập trung dạy lý thuyết quá nhiều mà ít nghiên cứu. Theo tôi, cần tăng cường nghiên cứu khoa học và nhất là nghiên cứu những ngành thế mạnh của VN, phát huy lợi thế so sánh cạnh tranh của VN như nông sản, cảng biển, du lịch”.
Anh Phan Văn Hồ Nam, giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM, nhận xét rằng các trường ĐH hiện chưa có sự đầu tư tương xứng cho nghiên cứu. Anh Nam góp ý: “Theo tôi, các trường cần xây dựng thị trường nghiên cứu khoa học như thành lập các quỹ đầu tư, sàn giao dịch. Những nhà nghiên cứu trẻ là nhân lực chủ lực cho nền công nghệ nước nhà nên cũng cần được huy động và hỗ trợ”.
Theo chị Nguyễn Phương Thúy, giảng viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, trong phần đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ nên có thêm giải pháp nữa là tìm cách bán sản phẩm đầu ra và ứng dụng nghiên cứu. Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu liên ngành giữa những trường ĐH và chú trọng giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên…
Cần xây dựng chiến lược xuất khẩu công nghệ và nhân lực
Một đại biểu khẳng định: “Giáo dục đang là tâm điểm chú ý của xã hội”. Và trong hội nghị lần này, các vấn đề về giáo dục cũng đã trở thành tâm điểm góp ý.
Anh Phạm Mạnh Thắng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng những năm gần đây có sự phát triển ồ ạt của các trường ĐH. Trong đó, có những trường chỉ chú trọng tuyển đầu vào mà không quan tâm đến chất lượng đào tạo và dự báo đầu ra. Đây là một trong những nguyên nhân đã đẩy nhiều sinh viên sau khi ra trường không có việc làm.
Theo chị Trương Thị Thanh Trầm, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, dự thảo văn kiện chỉ rõ giáo dục là quốc sách hàng đầu và quan tâm đầu tư cho giáo dục – đào tạo. “Phần này đã nêu được những hạn chế đó là chất lượng giáo dục còn thấp, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Chúng ta có đặt vấn đề hội nhập, đối ngoại, hợp tác nhưng chưa nêu rõ việc mở rộng hội nhập trong giáo dục, đẩy mạnh xu hướng học tập những điều mới mẻ, tiên tiến trên thế giới. Bởi lẽ, hiện nay VN đang gia nhập vào Cộng đồng Kinh tế ASEAN với nhiều cơ hội và thách thức”, chị Trầm phân tích.
Cũng như chị Trầm, nhiều đại biểu khác cho rằng cần chú ý vấn đề hội nhập để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên và tầng lớp trí thức. Từ đó, mới có thể cạnh tranh được với nguồn nhân lực của các nước trong khu vực và trên thế giới. Anh Phạm Minh Tân, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, góp ý: “Về hội nhập kinh tế quốc tế, tôi chưa thấy văn kiện xây dựng chiến lược xuất khẩu công nghệ và nhân lực”.
Đặc biệt, anh Tân đề nghị: “Nên phát huy vai trò của thanh niên, nhất là ở bộ phận doanh nhân trẻ, trí thức trẻ để họ có trách nhiệm với xã hội. Đội ngũ doanh nhân cần đặt trách nhiệm xã hội của mình với cộng đồng bằng cách tham gia vào hệ thống giáo dục để hỗ trợ sinh viên nâng cao trình độ, tay nghề”…
Kết thúc hội nghị, anh Lê Quốc Phong, Bí thư T.Ư Đoàn, nhận xét: “Tôi cho rằng các bạn đã quan tâm đến những vấn đề mà chính mình sẽ là người được thụ hưởng và có trách nhiệm xây dựng cùng với chính sách đó. Tại hội nghị lần này, có những điều các bạn chia sẻ, mong muốn, đặt hàng, đặt vấn đề để Đảng, Nhà nước quan tâm tìm ra những giải pháp, chính sách phù hợp hơn trong thời gian sắp tới”.
Huy động thanh niên tham gia làm kinh tế biển

Ngày 24.9, Đảng Đoàn Liên hiệp Các hội khoa học – kỹ thuật TP.HCM tổ chức góp ý dự thảo văn kiện ĐH Đảng toàn quốc lần thứ XII và văn kiện ĐH Đảng bộ TP.HCM lần thứ X.

Đáng chú ý, thiếu tướng Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học – kỹ thuật và kinh tế biển TP.HCM đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề huy động lực lượng thanh niên tham gia có hiệu quả vào chiến lược phát triển kinh tế biển VN. Theo ông Lâm, là một quốc gia với bờ biển dài trên 3.260 km, hơn 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, với gần 3.000 đảo ven bờ…, VN có nguồn tài nguyên đặc biệt về biển. Việc khai thác, sử dụng, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển một cách bền vững, hiệu quả, cùng với bảo vệ, giữ vững chủ quyền, an ninh biển đảo của Tổ quốc là những nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài.
“T.Ư đã có nghị quyết xác định quan điểm chỉ đạo, định hướng chiến lược biển VN đến năm 2020 là đưa nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”, ông Lâm nói và cho rằng để góp phần thực hiện chiến lược biển thành công, cần phát huy mạnh mẽ các thành phần kinh tế hăng hái vào cuộc, tạo cơ chế, chính sách thoáng để có nhiều cơ sở khởi nghiệp của người dân, nhất là tầng lớp trẻ phải hướng mạnh vào kinh tế biển và bảo vệ biển đảo.
TÂN PHÚ

Như Lịch – Lê Thanh