Trò chơi chiến tranh: “Của thiên giả địa”
Từ bao thập niện qua, thế giới Tây phương đã chỉ nghĩ đến lợi nhuận của mình, qua việc sản xuất, bán khi giới và hướng dẫn trò chơi chiến tranh. Giờ đây bất thình lình phải bối rối đối phó với làn sóng người di cư tị nạn: âu cũng chỉ là một hình thức “của thiên giả địa” mà thôi!
Trò chơi chiến tranh: “Của thiên giả địa”
Từ vài tuần qua, các chính quyền Âu châu đang cấp bách vất vả đối phó với làn sóng người di cư tị nạn bằng cách phân chia cho mỗi nước nhận một số. Nhưng vài nước cựu Đông Âu không đồng ý với các quyết định do hai chính quyền Đức và Pháp đề ra. Trong khi đó hầu như ngày nào cũng có hàng ngàn người di cư tị nạn tìm mọi cách vượt biên giới để gia nhập các quốc gia thuộc khối Liên hiệp Âu châu. Số người chết đuối trên biền đã lên đến hàng ngàn. Làn sóng người di cư tị nạn liên tục đổ vào Âu châu đặc biệt qua các ngã Italia, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và vài nước cựu Đông Âu như Hungaria. Chính quyền Hungari đã cho dựng hàng rào dọc biên giới để ngăn cản làn sóng tị nạn, nhưng quân đội biên phòng và cảnh sát không thể kiểm soát hết mọi nơi. Vì thế người di cư tị nạn vẫn xé hàng rào thép ban đêm để vào.
Kể từ sau Đệ nhị Thế chiến tới nay đây là làn sóng di cư tị nạn lớn nhất mà Âu châu phải đối diện mà không được chuẩn bị. Thật ra kể từ khi Iraq bị Hoa Kỳ và đồng minh xâm lăng hồi năm 2003 cũng như từ Mùa Xuân Ả Rập cuối năm 2010 đầu năm 2011, và nhất là từ hơn 4 năm qua các chính quyền Tây Âu và cộng đồng quốc tế đã “giả đò bất lực” nhắm mắt làm ngơ trước thảm cảnh của nhân dân các nước vùng Trung Đông, đặc biệt là trước cuộc nội chiến đẫm máu tại Syria, cũng như các buộc bách hại và tàn sát Kitô hữu và các nhóm thiểu số deo Nhà nước Hồi chủ mưu tại Iraq.
Dù ít được nói đến, nhưng ai cũng biết kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới của các cường quốc Hoa Kỳ, Nga và khối G7 nắm giữ vai trò chính yếu trong tất cả mọi cuộc chiến vũ trang trên toàn thế giới. Chẳng hạn chiến tranh Syria không thể kết thúc, vì chính quyền của nhà độc tài Bashar al-Assad được sự hậu thuẫn hết mình của Nga và Iran, là hai nước hàng năm vẫn bán hàng tỷ Mỹ kim khí giới cho chính quyền Damasco. Trong những ngày vừa qua, Nga cũng cung cấp thêm xe tăng, khí giới và cả binh sĩ cho ông Al-Assad. Còn các nước khác vẫn âm thầm bán khí giới cho các nước có chiến tranh và thường khi là cho mọi lực lượng lâm chiến.
Đề cập tới các cuộc không tập của Hoa Kỳ, Pháp và Anh quốc trên các cứ điểm của nhà nước Hồi tại Syria nhà báo Alberto Negri của chương trình truyền hình 24 giờ của Italia cho biết các vụ không tập mà Pháp và Anh quốc thực hiện tại Syria, nơi Hoa Kỳ không muốn đặt chân lên, chỉ là một cơn bão cát cố ý được gây ra để che giấu một sự sai lầm khác nữa của Tây phương trong vùng Trung Đông. Vì hồi năm 2011, Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã bảo đảm cho chiến cuộc tại Syria do các lực lượng thánh chiến Hồi chủ mưu, với sự yểm trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước A rập chống lại Al-Assad và các liên minh của ông, nhất là Iran và lực lượng Hezbollah ở Liban. Giờ đây các nước Tây phương can thiệp để che lấp sự thất bại của mình đó là đã khiến cho Syria chấm dứt, bị trao vào tay các lực lượng thánh chiến Hồi, và bị phân chia thành các vùng ảnh hưởng. Giờ đây các lực lượng của Nhà nước Hồi ngày càng đến gần thủ đô Damasco hơn, nhưng máy bay Hoa Kỳ đã không làm gì để ngăn chặn họ. Toà Bạch Ốc đã cho chúng ta thấy thành phố Palmira thất thủ và việc phá huỷ thành phố cổ này, nhưng đã không bao giờ can thiệp. Nếu chế độ độc tài của Al-Assad sụp đổ, thì các làn sóng di cư, nhất là của các nhóm thiểu số tại Syria, sẽ còn rất là ồ ạt.
Trong khi đó người ta có cảm tưởng là Nga và Iran chống lại việc loại bỏ ông Al-Assad, hay ít nhất hậu quả của nó là sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Damasco. Nga thì từ bao thập niên qua đã bán khí giới cho Syria, còn Iran đã luôn luôn hỗ trợ quân sự và kinh tế cũng như nhân lực cho Syria. Nhưng quan trọng hơn là điều mà các chính quyền Tây phương đã để cho làm: đó là khiến cho hàng ngàn quân thánh chiến Hồi tuốn về Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ, và khiến cho Ả Rập Sauđi và các vương quốc vùng Vịnh yểm trợ mọi lực lượng Salaphít và các nhóm Hồi cực đoan nhất tham gia chiến cuộc tại Syria. Giờ đây để giải thoát Syria khỏi cơn ác mộng này các cuộc không tập của Tây phương không ích lợi gì nữa.
Viễn tượng là sẽ có sự kháng cự của chính quyền Syria, nhất la trong các vùng quân đội của ông Al-Assad còn kiểm soát được như thủ đô Damasco, dải duyên hải Latakya, nơi quân Nga đã đổ bộ trong mấy ngày qua. Nhưng cũng sẽ có các cuộc tấn công của Nhà nưóc Hồi và các nhóm thánh chiến khác như nhóm Jabhat al-Nusra thân với nhóm Al Qaeda, và các nhóm Salaphít được các vương quốc Ả Rập vùng Vịnh yểm trợ. Tất cả các lực lưọng này sẽ tìm cách chiếm cứ để chia Syria thánh nhiều mảnh nhỏ. Đó là điều đã xảy ra tại Iraq, tuy trong một cách thức khác, khiến cho làn sóng di cư tị nạn lên tới hàng triệu người. Đây là điều sẽ xảy ra tại Syria trong các tháng tới đây.
Từ bao thập niện qua, thế giới Tây phương đã chỉ nghĩ đến lợi nhuận của mình, qua việc sản xuất, bán khi giới và hướng dẫn trò chơi chiến tranh. Giờ đây bất thình lình phải bối rối đối phó với làn sóng người di cư tị nạn: âu cũng chỉ là một hình thức “của thiên giả địa” mà thôi!
Kể từ sau Đệ nhị Thế chiến tới nay đây là làn sóng di cư tị nạn lớn nhất mà Âu châu phải đối diện mà không được chuẩn bị. Thật ra kể từ khi Iraq bị Hoa Kỳ và đồng minh xâm lăng hồi năm 2003 cũng như từ Mùa Xuân Ả Rập cuối năm 2010 đầu năm 2011, và nhất là từ hơn 4 năm qua các chính quyền Tây Âu và cộng đồng quốc tế đã “giả đò bất lực” nhắm mắt làm ngơ trước thảm cảnh của nhân dân các nước vùng Trung Đông, đặc biệt là trước cuộc nội chiến đẫm máu tại Syria, cũng như các buộc bách hại và tàn sát Kitô hữu và các nhóm thiểu số deo Nhà nước Hồi chủ mưu tại Iraq.
Dù ít được nói đến, nhưng ai cũng biết kỹ nghệ chế tạo và buôn bán khí giới của các cường quốc Hoa Kỳ, Nga và khối G7 nắm giữ vai trò chính yếu trong tất cả mọi cuộc chiến vũ trang trên toàn thế giới. Chẳng hạn chiến tranh Syria không thể kết thúc, vì chính quyền của nhà độc tài Bashar al-Assad được sự hậu thuẫn hết mình của Nga và Iran, là hai nước hàng năm vẫn bán hàng tỷ Mỹ kim khí giới cho chính quyền Damasco. Trong những ngày vừa qua, Nga cũng cung cấp thêm xe tăng, khí giới và cả binh sĩ cho ông Al-Assad. Còn các nước khác vẫn âm thầm bán khí giới cho các nước có chiến tranh và thường khi là cho mọi lực lượng lâm chiến.
Đề cập tới các cuộc không tập của Hoa Kỳ, Pháp và Anh quốc trên các cứ điểm của nhà nước Hồi tại Syria nhà báo Alberto Negri của chương trình truyền hình 24 giờ của Italia cho biết các vụ không tập mà Pháp và Anh quốc thực hiện tại Syria, nơi Hoa Kỳ không muốn đặt chân lên, chỉ là một cơn bão cát cố ý được gây ra để che giấu một sự sai lầm khác nữa của Tây phương trong vùng Trung Đông. Vì hồi năm 2011, Hoa Kỳ, Pháp và Anh đã bảo đảm cho chiến cuộc tại Syria do các lực lượng thánh chiến Hồi chủ mưu, với sự yểm trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và các nước A rập chống lại Al-Assad và các liên minh của ông, nhất là Iran và lực lượng Hezbollah ở Liban. Giờ đây các nước Tây phương can thiệp để che lấp sự thất bại của mình đó là đã khiến cho Syria chấm dứt, bị trao vào tay các lực lượng thánh chiến Hồi, và bị phân chia thành các vùng ảnh hưởng. Giờ đây các lực lượng của Nhà nước Hồi ngày càng đến gần thủ đô Damasco hơn, nhưng máy bay Hoa Kỳ đã không làm gì để ngăn chặn họ. Toà Bạch Ốc đã cho chúng ta thấy thành phố Palmira thất thủ và việc phá huỷ thành phố cổ này, nhưng đã không bao giờ can thiệp. Nếu chế độ độc tài của Al-Assad sụp đổ, thì các làn sóng di cư, nhất là của các nhóm thiểu số tại Syria, sẽ còn rất là ồ ạt.
Trong khi đó người ta có cảm tưởng là Nga và Iran chống lại việc loại bỏ ông Al-Assad, hay ít nhất hậu quả của nó là sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền Damasco. Nga thì từ bao thập niên qua đã bán khí giới cho Syria, còn Iran đã luôn luôn hỗ trợ quân sự và kinh tế cũng như nhân lực cho Syria. Nhưng quan trọng hơn là điều mà các chính quyền Tây phương đã để cho làm: đó là khiến cho hàng ngàn quân thánh chiến Hồi tuốn về Syria từ Thổ Nhĩ Kỳ, và khiến cho Ả Rập Sauđi và các vương quốc vùng Vịnh yểm trợ mọi lực lượng Salaphít và các nhóm Hồi cực đoan nhất tham gia chiến cuộc tại Syria. Giờ đây để giải thoát Syria khỏi cơn ác mộng này các cuộc không tập của Tây phương không ích lợi gì nữa.
Viễn tượng là sẽ có sự kháng cự của chính quyền Syria, nhất la trong các vùng quân đội của ông Al-Assad còn kiểm soát được như thủ đô Damasco, dải duyên hải Latakya, nơi quân Nga đã đổ bộ trong mấy ngày qua. Nhưng cũng sẽ có các cuộc tấn công của Nhà nưóc Hồi và các nhóm thánh chiến khác như nhóm Jabhat al-Nusra thân với nhóm Al Qaeda, và các nhóm Salaphít được các vương quốc Ả Rập vùng Vịnh yểm trợ. Tất cả các lực lưọng này sẽ tìm cách chiếm cứ để chia Syria thánh nhiều mảnh nhỏ. Đó là điều đã xảy ra tại Iraq, tuy trong một cách thức khác, khiến cho làn sóng di cư tị nạn lên tới hàng triệu người. Đây là điều sẽ xảy ra tại Syria trong các tháng tới đây.
Từ bao thập niện qua, thế giới Tây phương đã chỉ nghĩ đến lợi nhuận của mình, qua việc sản xuất, bán khi giới và hướng dẫn trò chơi chiến tranh. Giờ đây bất thình lình phải bối rối đối phó với làn sóng người di cư tị nạn: âu cũng chỉ là một hình thức “của thiên giả địa” mà thôi!
Linh Tiến Khải