Có trách nhiệm với cộng đồng !
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc khi đề cập đến nhân vật trong bài viết “Nữ tướng” bắt xăng gian đăng trên Thanh Niên ngày 11.9.
Có trách nhiệm với cộng đồng !
Đó là ý kiến của nhiều bạn đọc khi đề cập đến nhân vật trong bài viết “Nữ tướng” bắt xăng gian đăng trên Thanh Niênngày 11.9.
([email protected])
([email protected])
([email protected])
Đọc bài báo tôi thấy phục “nữ tướng” Đỗ Ngọc Thanh Phương quá. Bây giờ gian lận, móc túi khách hàng kiểu này không còn là cá biệt mà đã trở nên phổ biến. Vấn đề cốt lõi là làm sao để các cây xăng không thể hoặc không dám gian lận, còn cứ phải “hoá thân” trinh sát chống xăng gian như vậy thì biết khi nào hết được gian lận đây? Huỳnh Quang Thanh
(Q.12, TP.HCM) Việc làm của chị Đỗ Ngọc Thanh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Đồng Nai, thực đáng hoan nghênh. Mong rằng nhiều địa phương khác cũng có những cán bộ chống tiêu cực (không chỉ trong chuyện gian lận xăng, dầu) như chị Phương. Nguyễn Văn Hùng
(TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế) An Phong – Bùi Chiến
(thực hiện) |
Công bố trạm xăng gian lận nếu tái phạm
Đó là thông tin được ông Phạm Văn Sáng, Giám đốc Sở KH-CN Đồng Nai cho biết tại Hội nghị triển khai các quy định của pháp luật về đo lường, chất lượng trong kinh doanh xăng dầu, do sở này tổ chức ngày 11.9.
Theo ông Sáng, qua 9 tháng đầu năm thực hiện thanh, kiểm tra tình hình kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang 62 cây xăng vi phạm về đo lường, chất lượng, xử phạt hơn 6 tỉ đồng (53 vụ do Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng phát hiện, 9 vụ do Thanh tra sở phát hiện). Ông Sáng cho rằng việc kiểm tra không chỉ để xử phạt mà tiến tới đề ra giải pháp xóa bỏ tình trạng gian lận. Do vậy đợt này không công bố địa chỉ, danh tính các trạm xăng bị xử lý, nhưng tới đây nếu các trạm xăng còn tái phạm thì sẽ bị nêu tên.
Ông Sáng cho biết thêm, kế hoạch xóa bỏ gian lận xăng dầu ở Đồng Nai được thực hiện tuần tự theo từng bước. Đầu tiên là kiểm tra trên diện rộng, phát hiện và xử phạt các trạm xăng vi phạm; sau đó phối hợp với các công ty sản xuất trụ bơm thống nhất việc gắn IC chương trình trên bo mạch điện tử và các thiết bị điện tử khác trên trụ bơm để giám sát. Yêu cầu các trạm xăng phải chuẩn hoá khớp với thiết bị được phê duyệt, khi kiểm tra chỉ cần nhìn vào thiết bị gắn trên trụ bơm nếu bị tác động là biết có gian lận hay không. Sở KH-CN kiên quyết đến đầu năm 2016 sẽ triển khai đồng bộ hoá để chấm dứt tình trạng gian lận xăng dầu trên địa bàn.
Lê Lâm
|
Ban CTBĐ
(tổng hợp)