29/11/2024

Tỉnh táo trước quảng cáo “có cánh”

Đó là khuyến cáo của hai bạn đọc nhận giải thưởng Bạn đọc làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 7-2015, được đưa ra từ bức xúc trước những tin nhắn “bẫy” người tiêu dùng cũng như chuyện người ở quê bị lừa khi đi xin việc.

 

Tỉnh táo trước quảng cáo “có cánh”

 

Đó là khuyến cáo của hai bạn đọc nhận giải thưởng Bạn đọc làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 7-2015, được đưa ra từ bức xúc trước những tin nhắn “bẫy” người tiêu dùng cũng như chuyện người ở quê bị lừa khi đi xin việc.



Ảnh: Gia Tiến
Ảnh: Gia Tiến

Như gửi gắm của bạn đọc 
Nguyễn Thị Dung (Q.9, TP.HCM): “Tôi mong người tiêu dùng tỉnh táo trước những tin nhắn quảng cáo không rõ ràng, kẻo bị 
mất tiền oan”.

Lấy câu chuyện bản thân để chứng minh

“Trong đợt cải tiến báo Tuổi Trẻ lần này có cái mới là đăng địa chỉ email của phóng viên sau mỗi bài báo. Như thế, bạn đọc quan tâm đến vấn đề gì có thể liên hệ trực tiếp với phóng viên lĩnh vực đó. Đây là một cách làm công khai, minh bạch và gần gũi hơn với bạn đọc

Bạn đọc Nguyễn Thị Dung

Với tâm trạng bức xúc vì bị lừa, bạn đọc Nguyễn Thị Dung gửi đến Tuổi Trẻ bài viết: “Nhà mạng “bẫy” người dùng” (Tuổi Trẻ ngày 
20-7). Bài viết này như một lời phản biện trước phát biểu của một quan chức Bộ Thông tin và truyền thông khi cho rằng dù tình trạng các nhà mạng điện thoại “móc túi” người dùng được phản ánh trên báo chí nhưng “thông tin cụ thể một báo nào đó chuyển về thanh tra Bộ Thông tin doanh nghiệp nọ, doanh nghiệp kia chủ động kích hoạt dịch vụ của thuê bao nào, kích hoạt dịch vụ gì, thu bao nhiêu tiền thì chưa bao giờ chúng tôi nhận được”.

Chị Dung đã lấy hai ví dụ thực tế từ chính mình để chứng minh kiểu quảng cáo khuyến mãi hay quay thưởng thật ra là một cái “thòng lọng” mà ai đã trót nhắn tin dự thưởng sẽ bị trừ tiền mỗi ngày sau 3 ngày miễn phí mà mình không hề hay biết.

Chị Dung chia sẻ chị viết bài này trước hết là mong người tiêu dùng tỉnh táo trước những tin nhắn quảng cáo không rõ ràng, sau đó là mong thanh tra của Bộ Thông tin và truyền thông kiểm tra những nhà mạng có các chương trình khuyến mãi lập lờ vì số tiền từng khách hàng bị mất không lớn nhưng nếu cộng lại sẽ là 
con số khổng lồ.

Chị Dung cũng cho biết thêm là sau báo đăng chị lại tiếp tục bị nhà mạng trừ tiền oan qua dịch vụ báo cuộc gọi nhỡ. Chị đã gửi đơn đến phòng thanh tra viễn thông – công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và truyền thông và mới đây đã được trả lời là đơn vị này sẽ cho kiểm tra, chị thấy vui vì 
phản ứng tích cực này.

Mong người trẻ cảnh tỉnh

Cách đây 4 tháng, anh H.Đ.L. đưa hai đứa cháu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn tìm việc làm theo mẩu tin rao tuyển dụng của Công ty TNHH DV-TM vận chuyển hàng hóa Đông Bắc với mức lương khá hấp dẫn và điều kiện làm việc khá tốt. Tại đây, anh H.Đ.L. đã chứng kiến một quy trình tuyển dụng rất kỳ lạ: người xin việc bị chỉ đi lòng vòng, nộp tiền đặt cọc mới được làm, hồ sơ xin việc thì bị vứt ngay vào sọt rác, vào một tổng kho làm bốc vác chưa đầy hai tiếng sau là phải xin nghỉ, mất tiền cọc.

Quá bức xúc, anh L. đã báo tin cho Tuổi Trẻ và từ nguồn tin này các phóng viên đã thâm nhập thực hiện phóng sự điều tra “Vẫn đang tâm lừa đảo bóc lột thợ bốc vác” đăng trên báo ngày 17-8 và phát trên trang tv.tuoitre.vn đã được đông đảo người xem quan tâm, nhiều đài truyền hình mua 
lại để phát sóng.

Nhớ lại sự việc đã qua, anh L. vẫn còn nguyên cảm xúc: “Sống ở Sài Gòn nên tôi biết đây chỉ là công ty chuyên lừa đảo lao động nhà quê. Báo Tuổi Trẻ cũng từng nhiều lần viết về vụ này. Tuy nhiên, tôi nói mà hai cháu tôi (mới 17 tuổi) không chịu nghe vì những lời quảng cáo kia quá hấp dẫn. Tôi đành phải đưa cháu đi và thấy sự việc còn diễn ra quá đáng hơn những gì mình biết.

Khi các cháu đã vào làm, tôi dò hỏi các bác xe ôm đậu phía trước tổng kho thì họ nói lao động ra vô như đi chợ và đoán chừng hai cháu tôi chỉ làm được cỡ vài giờ là cùng. Và quả không sai, chưa đầy 2 giờ sau tôi đã nhận cuộc gọi kêu rước về”.

Nhận giải thưởng từ Tuổi Trẻ, anh L. nói rằng anh cảm thấy rất vui vì nhờ việc thông tin đến báo, anh đã góp phần cảnh tỉnh được nhiều người trẻ, đồng thời thôi thúc cho chính quyền địa phương sớm điều tra, xử lý những công ty chuyên lừa đảo những người thật thà, chất phát, chỉ muốn kiếm tiền bằng chính sức lao 
động của mình.

Không còn vòi vĩnh công khai

Giải thưởng Bạn đọc làm báo cùng Tuổi Trẻ tháng 7-2015 cũng được trân trọng trao đến hai bạn đọc (xin được giấu tên) đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện để phóng viên thâm nhập, thu thập tài liệu cho bài điều tra “Chung chi cho đăng kiểm” đăng trên Tuổi Trẻ ngày 13-7-2015.

Sau khi báo đăng, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành kiểm tra những nội dung liên quan đến bài viết và đã quyết định đình chỉ hai dây chuyền kiểm định; cho thôi việc, cấm vĩnh viễn làm công tác đăng kiểm với ông Lê Đức Linh – đăng kiểm viên Trung tâm đăng kiểm 50-03V; thu hồi thẻ đăng kiểm viên của bốn người và đình chỉ chức danh đăng kiểm viên của hai người…

Hai bạn đọc đã hỗ trợ phóng viên Tuổi Trẻ nói rằng họ rất vui với hiệu quả của bài viết. “Ở các trung tâm đăng kiểm này đã có sự thay đổi, không còn thấy hiện tượng vòi vĩnh, đòi chung chi công khai như trước” – một bạn đọc cho biết.

 

ĐỖ QUYÊN