31-8 sẽ có đủ sách giáo khoa
Theo ông Phạm Ngọc Định – vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, năm học này là năm thứ 4 triển khai mô hình trường học mới ở bậc tiểu học.
MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN):
31-8 sẽ có đủ sách giáo khoa
Theo ông Phạm Ngọc Định – vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, năm học này là năm thứ 4 triển khai mô hình trường học mới ở bậc tiểu học.
Đồ hoạ :Việt Anh |
“So với bộ SGK truyền thống thì bộ SGK của VNEN không đắt hơn vì số đầu sách giảm đi, nội dung dạy học và luyện tập nằm trong một cuốn sách. Nhưng nếu tách riêng từng cuốn thì giá 1 cuốn sách của VNEN đắt hơn khoảng 2 lần so với 1 đầu sách của bộ truyền thống. Vì thế chúng tôi đã có lưu ý trên bìa sách để các nhà trường nhắc học sinh giữ gìn sách nhằm sử dụng lại cho các năm học sau, đỡ lãng phí |
Ông VŨ BÁ KHÁNH (tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội) |
Đây là khẳng định của ông Vũ Bá Khánh, tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển giáo dục Hà Nội, đơn vị được Bộ GD-ĐT ủy quyền việc phát hành tài liệu hướng dẫn cho giáo viên và học sinh thực hiện mô hình trường học mới (dự án VNEN).
Theo ông Phạm Ngọc Định – vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT, năm học này là năm thứ 4 triển khai mô hình trường học mới ở bậc tiểu học.
Từ 1.447 trường thực hiện thí điểm ở lớp 2 cách đây 4 năm, năm học này đã có khoảng 3.000 trường tiểu học triển khai mô hình VNEN từ lớp 2 đến lớp 5. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai mở rộng VNEN ở lớp 5. Hiện tại Bộ GD-ĐT đã tổ chức biên soạn đủ bộ tài liệu học theo mô hình trường học mới cho bậc tiểu học (mỗi đầu sách sẽ bao gồm cả nội dung SGK và sách bài tập), có sách hướng dẫn riêng cho giáo viên và học sinh.
Về lý do thiếu sách học chương trình VNEN, ông Vũ Bá Khánh nói: “Chủ yếu là thiếu tài liệu lớp 5, vì đây là năm học đầu tiên mở rộng thực hiện ở lớp 5 (năm học trước chỉ thí điểm trong diện dự án).
Ngoài ra, có nhiều trường học năm nay mở rộng diện thực hiện ở các lớp 2, 3, 4 nhưng báo số lượng đặt mua tài liệu quá muộn, có nhiều đơn vị tới thời điểm này mới báo. Vì thế, mặc dù đã in dự phòng khoảng 3 vạn bản tài liệu so với mức đăng ký trước, nhưng chúng tôi vẫn chưa kịp đáp ứng vào thời điểm này, nhất là sách lớp 5″.
“Vì tài liệu sử dụng như SGK nên chúng tôi phải trình Bộ Tài chính để duyệt giá sách, thực hiện một số thủ tục về Luật xuất bản, nên thời gian phát hành bị chậm”, ông Khánh giải thích thêm.
Tuy vậy, ông Vũ Bá Khánh khẳng định chậm nhất là ngày 28-8 sẽ có đủ sách cho bậc tiểu học. Riêng tài liệu học theo mô hình trường học mới ở bậc THCS, do đây là năm đầu tiên triển khai mở rộng nên ông Khánh cho biết khoảng 31-8 mới có sách cung cấp. Vì bản thảo của bộ tài liệu mới được Bộ GD-ĐT duyệt cách đây 3 ngày.
Trong số 165.000 học sinh học chương trình này ở 30 tỉnh, thành (theo số liệu của Bộ GD-ĐT), công ty mới nhận được đăng ký mua tài liệu khoảng 65.000 bản.
Về việc thiếu sách khi năm học mới đã bắt đầu, ông Phạm Ngọc Định cho biết: “Theo kế hoạch dạy học thì 2 tuần đầu tiên học sinh làm quen với mô hình học tập mới, luyện tập nội dung học của năm trước, nên việc chưa có tài liệu của năm học mới không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy vậy, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đơn vị cung cấp sách phải cam kết rút ngắn thời gian để đáp ứng đủ tài liệu cho giáo viên, học sinh”.
SGK truyền thống có thiếu không? Trước những phản ánh của Tuổi Trẻ về tình trạng thiếu SGK vào thời điểm học sinh nhiều địa phương khu vực phía Nam đã tựu trường, ông Phạm Văn Hồng, giám đốc NXB Giáo Dục tại TP.HCM, khẳng định: tình trạng thiếu SGK chỉ xảy ra cục bộ ở một số cửa hàng của đại lý, do thời điểm phát hành cận kề năm học mới, các cửa hàng không chuyên bán SGK và thiết bị trường học không nhập thêm SGK vì sợ hàng tồn đọng. “Việc một số cửa hàng của các đại lý thiếu SGK không có nghĩa là sách bị thiếu”, ông Hồng khẳng định. “Để đảm bảo mua đúng sách thật và mua được đầy đủ SGK, sách tham khảo do NXB Giáo Dục phát hành, phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh nên liên hệ và mua sách tại địa chỉ của hệ thống Công ty cổ phần Sách – thiết bị trường học tại địa phương, chắc chắn sẽ không có tình trạng khan hiếm”. |