Rạp xiếc lưu động xảy ra sự cố sập ghế, khiến hàng chục người bị thương; Hàng ghế bị sập rơi xuống (ảnh nhỏ) – Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
|
Theo lời giải thích từ phía Liên đoàn Xiếc VN, tháng nào rạp xiếc cũng đi biểu diễn ở 1 – 2 tỉnh. Mỗi lần đoàn đi lưu diễn, có khoảng 60 người đi để lo việc hậu cần, vận chuyển, lắp đặt các trang thiết bị, thậm chí có cả kỹ sư chuyên phụ trách sân khấu ngoài trời đi cùng đoàn. “Nguyên nhân ghế sập là do trời mấy ngày vừa qua mưa nhiều quá, nền đất yếu nên bị sụt, lún. Chứ 10 năm nay rạp xiếc đi lưu diễn khắp cả nước không để xảy ra chuyện gì”, người đại diện truyền thông của Liên đoàn Xiếc VN cho hay. Khi được hỏi vì sao thấy trời mưa ban tổ chức không kiểm tra lại, vị này lý giải: “Lúc đoàn lắp ghế thì trời chưa mưa. Đoàn đã lắp đặt sân khấu từ cách đây nửa tháng rồi”.
|
|
|
Thường họ kiểm tra làm gì, chỉ đến ngó qua rồi đi thôi
|
|
|
Bầu Th.Tr, người thực hiện nhiều chương trình biểu diễn theo kiểu sân khấu lưu động tại nhiều địa phương
|
|
|
May mắn là trong sự cố tại TP.Hải Dương không có nạn nhân bị tử vong. Cách đây vài năm, báo chí đưa tin về vụ sập sân khấu lưu động xảy ra ở Tiền Giang khiến một nữ diễn viên múa tử vong.
Những nguy hiểm rình rập nghệ sĩ ở những sân khấu dựng tạm, che chắn tạm bợ, mà người trong nghề và cả khán giả hay gọi vui là những sân khấu “chuồng gà” là điều dễ hiểu. “Đến đâu biểu diễn thì chúng tôi dựng tạm một cái sân khấu đến đấy”, ông bầu Th.Tr cho biết. Không chỉ do đi đường xa, mà cũng còn là để tiết kiệm chi phí, nên nhiều ông bầu chỉ dựng tạm các sân khấu trên giàn giáo, mặt sàn bằng ván gỗ ép, có thêm tấm rèm phía sau là xong. Các nghệ sĩ chạy sô tỉnh không chỉ có thể gặp nguy hiểm từ những sự cố bất ngờ trên sân khấu được dựng tạm èo uột, mà ngay từ chính khán giả. Ông bầu P. cho biết: “Tổ chức show diễn ở tỉnh vất vả lắm, không chỉ dựng sân khấu mà còn phải làm thế bảo vệ sân khấu, bảo vệ vòng trong lẫn vòng ngoài. Nhiều khán giả đi xem họ không ý thức”. Đến giờ, giới nghệ sĩ vẫn chưa thể quên được cuộc hỗn chiến xảy ra tại Thái Nguyên năm 2006, sân khấu đột nhiên bị mất điện, ngay sau đó khoảng 2.000 khán giả đã lao lên hành hung nghệ sĩ.
Ném rắn vào ca sĩ, sập sàn vì đổ xô tặng hoa
“99,9% nghệ sĩ không quan tâm đến an toàn biểu diễn”, đạo diễn – nhạc sĩ Minh Vy (Giám đốc Hãng Kim Lợi, chồng ca sĩ Cẩm Ly) khẳng định như thế. Anh cho rằng khi nhận sô, ngay cả ở nước ngoài, nghệ sĩ chỉ hình dung về sân khấu nơi đó qua thông tin đơn vị tổ chức, còn thực hư thế nào phải đến nơi mới biết được. Chính vì vậy, sau khi gặp nhiều sự cố trong thời gian biểu diễn ở sân khấu “chuồng gà” các tỉnh, kinh hoàng nhất là lần Cẩm Ly bị ném rắn lúc đang hát, anh đã không nhận sô dạng này nữa.
Ông bầu Hoàng Tuấn, quản lý của Đan Trường, cho biết để hạn chế những rủi ro trên sân khấu, ông thường cho trợ lý đến trước quan sát, ghi hình, xem sàn/nơi diễn có chỗ nào dễ bị vấp hay trượt không. Nếu không có thời gian thì ông và Đan Trường cũng cố gắng đến sớm hơn giờ diễn để “nhìn” qua địa hình. Dẫu vậy, “có những sàn diễn được dàn dựng thô sơ, Trường và vũ đoàn nhảy mà sàn rung muốn sập, nên đâu dám diễn hết mình”, Đan Trường kể lại. Hay có lần anh diễn ở một tỉnh Tây nguyên, vì khung sườn sân khấu yếu, bảo vệ cũng không có nên khi khán giả kéo lên sân khấu tặng hoa thì bị sập, nhiều người bị thương phải đi bệnh viện. Buổi biểu diễn phải ngưng, trưa hôm sau hát bù cho bà con.
Kiểm tra đến “ngó qua rồi về”
Các chương trình lưu diễn ở tỉnh đều phải xin giấy phép của cơ quan quản lý địa phương. Chẳng hạn, những chương trình biểu diễn bán vé ở các huyện, thị xung quanh Hà Nội đều phải xin giấy phép của Sở VH-TT-DL Hà Nội. “Các chương trình này đều phải được duyệt rồi mới cấp phép. Có hai cách duyệt, một là duyệt trên market, băng, hình, hai là với chương trình lớn hội đồng sẽ tham gia tổng duyệt”, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở, cho hay. Về việc kiểm tra sân khấu, chương trình lưu động, ông Động nói: “Cái đó là trách nhiệm của địa phương, mà ở đây là phòng văn hoá. Khi có vấn đề, sự cố gì, ngay chính quyền địa phương cũng có thể tự xử lý, hoặc có vấn đề nghiêm trọng có thể báo để Sở xử lý ngay”.
Theo ông bầu P., chương trình nào cũng phải có giấy phép đầy đủ: “Chúng tôi phải trình giấy phép cho phòng văn hoá, chính quyền địa phương”. “Họ phải thấy có giấy phép mới cho phép biểu diễn”, ông bầu Th.Tr nói. Thế nhưng khi hỏi có người đến kiểm tra sân khấu không thì ông bầu Th.Tr, người đã thực hiện nhiều chương trình biểu diễn theo kiểu sân khấu lưu động ở nhiều địa phương, cười: “Thường họ kiểm tra làm gì, chỉ đến ngó qua rồi đi thôi”.
Chiều 6.8, Sở VH-TT-DL Hải Dương đã triệu tập ban tổ chức chương trình biểu diễn xiếc và các đơn vị liên quan để xác định nguyên nhân vụ việc.
Sở đã cấp phép cho đoàn của Rạp xiếc trung ương biểu diễn tại tỉnh trong 5 ngày, từ 5 – 9.8, tai nạn xảy ra trong ngày đầu công diễn. Ông Trần Ngọc Minh, Giám đốc Sở VH-TT-DL Hải Dương, cho biết trước khi biểu diễn thì đơn vị tổ chức phải có cam kết về đảm bảo cơ sở vật chất an toàn, điều kiện phòng chống cháy nổ… và phải chịu trách nhiệm khi xảy ra sự cố.
Ghế khán giả được lắp đặt trên khung sắt, được Liên đoàn Xiếc VN dùng đã lâu ở nhiều chuyến lưu diễn, trước đó đã diễn ở tỉnh Thái Bình.
|