“Một phúc lành cho nhau: ĐGH Gioan Phaolô II và dân tộc Do Thái”
“Một phúc lành cho nhau: Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và dân tộc Do Thái” là chủ đề của cuộc triển lãm được khai mạc ngày thứ Tư 28-7 tại Vatican, và sẽ mở cửa đến ngày 17-9.
“Một phúc lành cho nhau: ĐGH Gioan Phaolô II và dân tộc Do Thái”
WHĐ (29.07.2015) – “Một phúc lành cho nhau: Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và dân tộc Do Thái” là chủ đề của cuộc triển lãm được khai mạc ngày thứ Tư 28-7 tại Vatican, và sẽ mở cửa đến ngày 17-9.
Triển lãm này trước đây đã được trưng bày tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, và đã có hơn 1 triệu lượt khách đến xem. Cuộc triển lãm được thực hiện như một món quà sinh nhật cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhân dịp mừng sinh nhật thứ 85 của ngài, đã được khai trương tại Đại học Xavier tại thành phố Cincinnati, Ohio, vào ngày 18-5-2005, một tháng sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời. Sau đó triển lãm được đưa đến Roma, và các nhà tổ chức cũng muốn triển lãm này có mặt tại thành phố Krakow của Ba Lan, nơi mà Đức Hồng y Karol Wojtyla từng là Tổng Giám mục.
Tại Triển lãm “Một phúc lành cho nhau”, người xem sẽ được giới thiệu về các bước đi của Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện để cải thiện mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và dân tộc Do Thái, về Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II, ban hành năm mươi năm trước đây; trong Tuyên ngôn này, Giáo hội Công giáo thể hiện sự trân trọng đối với các tôn giáo khác và tái khẳng định những nguyên tắc của tình huynh đệ phổ quát, tình yêu và không phân biệt đối xử.
Triển lãm được tài trợ bởi nhiều trường đại học, các cá nhân và các cơ quan vốn nhìn nhận rằng đối thoại liên tôn là nguồn tiến bộ của nhân loại. Triển lãm thuật lại những mối tương quan giữa Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và những người mà trong chuyến viếng thăm lịch sử đến Đại Hội đường Do Thái ở Roma vào ngày 13-04-1986, ngài đã gọi là “những người anh của chúng tôi”.
Triển lãm chia thành bốn phần với nhiều hình ảnh, âm thanh, video và các nguồn tương tác khác.
Phần đầu trình bày những năm đầu đời của Karol Wojtyla tại nơi sinh ra của ngài là Wadowice, tình bạn suốt đời của ngài với người bạn trẻ Do Thái Jerzy Kluger, và những mối quan hệ giữa người Công giáo và người Do Thái tại Ba Lan trong thập niên từ năm 1920 đến năm 1930.
Phần thứ hai trình bày những năm Đức Giáo hoàng theo học đại học ở Krakow, và công việc của ngài ở gần những người bạn sống trong Ghetto, là những người nếm trải những kinh hoàng của nạn diệt chủng Shoah.
Phần thứ ba trình bày đời sống linh mục và giám mục của ngài, Công đồng Vatican II và sự chuyển hướng mà Công đồng thể hiện trong quan hệ giữa người Do Thái và Kitô hữu, và mối liên kết chặt chẽ giữa vị Hồng y Tổng Giám mục Krakow với cộng đồng Do Thái ở Tổng Giáo phận của ngài.
Phần cuối trình bày khuôn mặt của Karol Wojtyla như người kế vị Thánh Phêrô, chuyến viếng thăm của ngài tới Hội đường Roma, và chuyến viếng thăm Israel năm 2000 – dịp đó ngài đã để lại một lời cầu nguyện tại Bức tường Than khóc, xin Chúa tha thứ cho cách đối xử với người Do Thái trong quá khứ và tái khẳng định Giáo hội cam kết tiếp tục bước theo con đường huynh đệ với Dân Giao Ước.
Khách tham quan triển lãm “Một phúc lành cho nhau” sẽ được mời viết một lời cầu nguyện và đặt vào một phiên bản của Bức tường Than khóc. Các lời nguyện này sau đó sẽ được gom lại và đưa đến Bức tường Than khóc tại thành cổ Jerusalem.
Triển lãm này trước đây đã được trưng bày tại một số tiểu bang của Hoa Kỳ, và đã có hơn 1 triệu lượt khách đến xem. Cuộc triển lãm được thực hiện như một món quà sinh nhật cho Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II nhân dịp mừng sinh nhật thứ 85 của ngài, đã được khai trương tại Đại học Xavier tại thành phố Cincinnati, Ohio, vào ngày 18-5-2005, một tháng sau khi Đức Gioan Phaolô II qua đời. Sau đó triển lãm được đưa đến Roma, và các nhà tổ chức cũng muốn triển lãm này có mặt tại thành phố Krakow của Ba Lan, nơi mà Đức Hồng y Karol Wojtyla từng là Tổng Giám mục.
Tại Triển lãm “Một phúc lành cho nhau”, người xem sẽ được giới thiệu về các bước đi của Đức Gioan Phaolô II đã thực hiện để cải thiện mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và dân tộc Do Thái, về Tuyên ngôn Nostra Aetate của Công đồng Vatican II, ban hành năm mươi năm trước đây; trong Tuyên ngôn này, Giáo hội Công giáo thể hiện sự trân trọng đối với các tôn giáo khác và tái khẳng định những nguyên tắc của tình huynh đệ phổ quát, tình yêu và không phân biệt đối xử.
Triển lãm được tài trợ bởi nhiều trường đại học, các cá nhân và các cơ quan vốn nhìn nhận rằng đối thoại liên tôn là nguồn tiến bộ của nhân loại. Triển lãm thuật lại những mối tương quan giữa Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II và những người mà trong chuyến viếng thăm lịch sử đến Đại Hội đường Do Thái ở Roma vào ngày 13-04-1986, ngài đã gọi là “những người anh của chúng tôi”.
Triển lãm chia thành bốn phần với nhiều hình ảnh, âm thanh, video và các nguồn tương tác khác.
Phần đầu trình bày những năm đầu đời của Karol Wojtyla tại nơi sinh ra của ngài là Wadowice, tình bạn suốt đời của ngài với người bạn trẻ Do Thái Jerzy Kluger, và những mối quan hệ giữa người Công giáo và người Do Thái tại Ba Lan trong thập niên từ năm 1920 đến năm 1930.
Phần thứ hai trình bày những năm Đức Giáo hoàng theo học đại học ở Krakow, và công việc của ngài ở gần những người bạn sống trong Ghetto, là những người nếm trải những kinh hoàng của nạn diệt chủng Shoah.
Phần thứ ba trình bày đời sống linh mục và giám mục của ngài, Công đồng Vatican II và sự chuyển hướng mà Công đồng thể hiện trong quan hệ giữa người Do Thái và Kitô hữu, và mối liên kết chặt chẽ giữa vị Hồng y Tổng Giám mục Krakow với cộng đồng Do Thái ở Tổng Giáo phận của ngài.
Phần cuối trình bày khuôn mặt của Karol Wojtyla như người kế vị Thánh Phêrô, chuyến viếng thăm của ngài tới Hội đường Roma, và chuyến viếng thăm Israel năm 2000 – dịp đó ngài đã để lại một lời cầu nguyện tại Bức tường Than khóc, xin Chúa tha thứ cho cách đối xử với người Do Thái trong quá khứ và tái khẳng định Giáo hội cam kết tiếp tục bước theo con đường huynh đệ với Dân Giao Ước.
Khách tham quan triển lãm “Một phúc lành cho nhau” sẽ được mời viết một lời cầu nguyện và đặt vào một phiên bản của Bức tường Than khóc. Các lời nguyện này sau đó sẽ được gom lại và đưa đến Bức tường Than khóc tại thành cổ Jerusalem.