11/01/2025

Nhà hát Lớn sơn màu ‘lạ’: Chỉ là sơn thử?

Nhà quản lý di sản cho rằng sơn lại Nhà hát Lớn chỉ là chuyện nhỏ không cần xin phép, song thanh tra văn hoá cho rằng vẫn phải xin phép như thường.

 

Nhà hát Lớn sơn màu ‘lạ’: Chỉ là sơn thử?

 

 

Nhà quản lý di sản cho rằng sơn lại Nhà hát Lớn chỉ là chuyện nhỏ không cần xin phép, song thanh tra văn hoá cho rằng vẫn phải xin phép như thường.

 

 

Hiện tại Cục Di sản vẫn chưa biết màu sơn của Nhà hát Lớn sẽ ra sao  Ảnh: Ngọc ThắngHiện tại Cục Di sản vẫn chưa biết màu sơn của Nhà hát Lớn sẽ ra sao – Ảnh: Ngọc Thắng
“Sửa chữa định kỳ cũng phải xin phép”
Ông Trần Thành, Phó cục trưởng Cục Di sản, Bộ VH-TT-DL cho biết theo báo cáo của Nhà hát Lớn thì việc sơn lại là vấn đề bảo dưỡng định kỳ. “Bảo dưỡng định kỳ không phải xin phép. Theo luật, chúng ta có quy định nội dung công việc bảo dưỡng định kỳ được làm đến đâu. Quy định chung của cả nước thì trong trường hợp không làm động chạm đến yếu tố gốc của di tích thì anh được làm. Thí dụ, anh muốn đảo ngói, quét vôi hay làm lại nền chùa thì những cái đó có quyền làm, thực hiện không cần ý kiến ra Bộ. Họ (Nhà hát Lớn – NV) có thể làm trong phạm vi cho phép”, ông Thành cho biết.
Ông Hồ Việt Hà, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, tài chính, cũng cho biết việc sơn lại Nhà hát Lớn thuộc việc bảo dưỡng định kỳ. “Cái đấy chỉ là bảo dưỡng định kỳ, họ không đập phá gì đâu”, ông Hà nói.
Tuy nhiên, một chuyên gia bảo tồn di tích cho rằng, do màu sơn là một yếu tố quá quan trọng nên việc sơn lại cũng cần phải được phép của cơ quan chuyên môn là Cục Di sản. Hơn nữa, cũng theo chuyên gia này, việc động chạm vào di tích vẫn phải có quy trình, và phải xin phép, dù ở các mức độ khác nhau. “Có cái sửa chữa phải làm dự án, có cái chỉ làm kế hoạch thôi. Nhưng xin phép thì vẫn phải có. Kể cả là sửa chữa định kỳ cũng phải xin phép”, chuyên gia này cho biết.
Trong khi đó, GS Đào Ngọc Nghiêm, nguyên kiến trúc sư trưởng của TP Hà Nội, cho rằng màu sơn cũng là một giải pháp kiến trúc quan trọng. Màu sơn với Nhà hát Lớn lại càng quan trọng. Chính vì thế, các nhà bảo tồn đã mất nhiều công sức để tìm ra màu sơn thích hợp cho nhà hát này trong đợt trùng tu lớn nhất hồi 1994 – 1997.
Ông Phạm Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VH-TT-DL, cho rằng việc bảo dưỡng định kỳ chắc chắn vẫn phải xin phép. “Nhà hát Lớn là di tích và cũng là công trình văn hoá, công trình dân dụng. Vì thế, nó phải xin phép Bộ VH-TT-DL, nó cũng phải xin phép Cục Di sản vì liên quan đến di tích quốc gia. Công trình dân dụng bình thường như Nhà hát Âu Cơ chẳng hạn thì nó không phải di tích lịch sử văn hoá. Nó bong tróc sơn, nó hỏng thì sửa chữa nhỏ, giám đốc của nó có quyền quyết định. Nhưng Nhà hát Lớn lại là di tích thì sửa chữa định kỳ cũng vẫn phải xin phép. Không xin phép là sai rồi”.
“Để xem Nhà hát Lớn họ định làm gì”
Bất chấp việc ông Thành cho rằng Nhà hát Lớn chỉ sơn lại theo kiểu bảo dưỡng định kỳ, công chúng, trong đó có chuyên gia bảo tồn đang lo lắng việc nhà hát biến dạng. Chưa hết, họ cũng lo lắng nếu vin vào lý do bảo dưỡng định kỳ không xin phép, liệu Nhà hát Lớn có rơi vào cảnh có những màu sắc sai lạc hoàn toàn với bản gốc.
Trả lời mối nghi ngại, liệu có gì bảo đảm màu sơn mới sẽ không làm Nhà hát Lớn bị biến dạng, ông Thành cho biết: “Cái này thì phải để xem Nhà hát Lớn họ định làm gì”. Tuy nhiên, như công chúng đều thấy, ở thời điểm này, nhà hát đã được sơn lên màu mới rất lạ, còn Cục Di sản vẫn chưa biết màu sắc của nhà hát này sẽ ra sao. Trong khi đó, một số kiến trúc sư, trong đó có GS Hoàng Đạo Kính, người đã chỉ huy việc trùng tu Nhà hát Lớn trước đây, cho rằng màu sơn hiện tại là không thể chấp nhận được.
Phóng viên Thanh Niên đã liên lạc với lãnh đạo Nhà hát Lớn, bà Lê Thu Nguyệt. Tuy nhiên, bà Nguyệt cho biết bận họp và hẹn gặp sau.
Về màu sơn lạ hiện nay, ông Thành cho rằng: “Cái này họ mới chỉ là định sơn thử cho việc sơn thật. Mới chỉ là sơn thử nghiệm. Việc sơn này thì cách đây nhiều năm nó đã sơn rồi. Hằng năm họ đều sơn bảo dưỡng định kỳ. Cho nên việc có sơn lên mà vẫn chưa đạt thì vẫn có thể sơn lại”.
“Màu vàng choé loé báo hiệu dịch tả”
Trong đợt trùng tu lớn đầu tiên công trình Nhà hát Lớn Hà Nội (1994 – 1997), việc chọn màu và chủng loại sơn đã được cân nhắc kỹ lưỡng, thông qua nhiều kỳ họp chuyên gia và các cấp quản lý.
Ở kiến trúc Pháp xưa, người ta thường xây mặt nhà bằng đá sa thạch (gris) màu vàng nhạt. Sau này nguồn vật liệu này cạn kiệt, người ta trát vừa giả đá, quét vôi màu đương đại như đá sa thạch.
Thời Pháp thuộc, các cụ kể, hễ Hà Nội có dịch tả, người ta cắm cờ nheo màu vàng choé loé, y hệt màu đang thực hiện ở mặt trước Nhà hát Lớn. Màu sắc này vừa không tương thích với truyền thống thẩm mỹ của kiến trúc Pháp kinh điển, lại vừa làm tan nát giải pháp kiến trúc – mỹ thuật đặc biệt tinh tế, tinh tế đến mức quý phái, của tuyệt tác kiến trúc Nhà hát Lớn. Tiếc là không có sự tham khảo những anh em đã trùng tu nó trước đây.
GS Hoàng Đạo Kính

Trinh Nguyễn