16/01/2025

Hội chợ xúc tiến… hàng trôi nổi

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các hội chợ thương mại được tổ chức dày đặc ở hầu khắp các địa phương. Nhưng khảo sát ở nhiều tỉnh thành, chúng tôi phát hiện các hội chợ đang bị lợi dụng.

  

Hội chợ xúc tiến… hàng trôi nổi

 

Hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, các hội chợ thương mại được tổ chức dày đặc ở hầu khắp các địa phương. Nhưng khảo sát ở nhiều tỉnh thành, chúng tôi phát hiện các hội chợ đang bị lợi dụng.

 

 

Hội chợ thương mại tổ chức trên địa bàn TP.Bắc Ninh xuất hiện nhiều hàng Trung Quốc chất lượng kém - Ảnh: Nam Anh

Hội chợ thương mại tổ chức trên địa bàn TP.Bắc Ninh xuất hiện nhiều hàng Trung Quốc chất lượng kém – Ảnh: Nam Anh

Nghị định 37 quy định về hội chợ thương mại chỉ rõ: hàng hoá trưng bày tại hội chợ thương mại phải ghi nhãn hàng hoá đúng quy định. Thế nhưng, theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại một loạt hội chợ tổ chức ở các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Hoà Bình, Tuyên Quang… diễn ra từ tháng 3 – 5.2015, hàng hoá phần nhiều không rõ xuất xứ. Đặc biệt, hàng nhập lậu có nguồn gốc từ Trung Quốc xuất hiện nhan nhản.
Nhan nhản hàng lậu
Như tại Hội chợ thương mại du lịch thuỷ sản Cát Bà (từ 25.3 – 1.4) ở quần đảo Cát Bà (H.Cát Hải, TP.Hải Phòng), hay Hội chợ thương mại chào mừng về miền quan họ Bắc Ninh 2015, rồi hội chợ thương mại diễn ra ở TP.Hải Dương… nhiều gian hàng thản nhiên trưng bày quần áo, đồ gia dụng, đồ điện tử… còn gắn nguyên nhãn mác Trung Quốc. Đáng chú ý, toàn bộ những gian hàng bày bán mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc đều không trưng biển hiệu đề thông tin về địa chỉ, số điện thoại, giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp. Qua ghi nhận, số gian hàng có biển hiệu rõ ràng chỉ chiếm không quá 40% tổng số hàng trăm gian hàng tại mỗi hội chợ nói trên.
 

Hàng hóa nhãn mác Trung Quốc bày bán tại hội chợHàng hoá nhãn mác Trung Quốc bày bán tại hội chợ
Ông Nguyễn Bá Vương (43 tuổi, ngụ thị trấn Chờ, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh), một trong nhiều nạn nhân của thứ hàng không rõ nguồn gốc ở hội chợ thương mại trên địa bàn TP.Bắc Ninh, bức xúc: “Chỉ sau ít hôm sử dụng, lô máy xay sinh tố, máy sấy tóc mà họ hàng nhờ tôi mua hộ đã bị trục trặc. Tới khi tìm giấy để đi bảo hành thì mới nhớ ra là không hề có. Tôi vội tìm tới thì hội chợ đã kết thúc, họ dọn đi từ khi nào và cũng không hề để lại manh mối gì để khách hàng có thể tìm và thắc mắc về chất lượng sản phẩm đã mua”.
Trong khi đó, N.V.T, giám đốc một doanh nghiệp thường xuyên tham gia tổ chức những hội chợ như nêu trên, thú nhận trong số các đơn vị tham gia có không ít gian hàng do cá nhân hoặc hộ gia đình lập ra mà không có giấy phép kinh doanh. Những gian hàng này thường nhập hàng không chính ngạch, trôi nổi từ khu vực cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai… nên khi xuất hiện ở hội chợ họ không bao giờ trưng biển hiệu.
Không chỉ xuất hiện hàng có nguồn gốc Trung Quốc nhập lậu, một loạt những mặt hàng như bánh kẹo, thực phẩm… bày bán tại hội chợ cũng không rõ chất lượng, xuất xứ, gây nhiều lo lắng cho người tiêu dùng. Đơn cử, một loạt các gian hàng trưng bày sản phẩm ô mai tại Hội chợ thương mại TP.Tuyên Quang (từ ngày 5 – 12.3.2015), từ biển hiệu mỗi gian hàng cho tới nhãn mác đóng gói sản phẩm chỉ thấy đề duy nhất dòng chữ “Ô mai Hàng Đường”, tuyệt nhiên không thấy hạn sử dụng, địa chỉ cùng số điện thoại của nhà sản xuất.
 

Tình trạng cờ bạc bịp ăn tiền núp bóng trò chơi có thưởng - Ảnh: Hà An

Tình trạng cờ bạc bịp ăn tiền núp bóng trò chơi có thưởng – Ảnh: Hà An

Cờ bạc bịp tung hoành
Bên cạnh hàng hóa bát nháo, suốt thời gian dài khảo sát thực tế tại các hội chợ, chúng tôi nhận thấy thực trạng cờ bạc bịp ăn tiền núp bóng các trò chơi có thưởng ngang nhiên tung hoành, mà không thấy cơ quan chức năng ra tay dẹp bỏ. Những trò chơi có thưởng phổ biến là bắn thú, bắn bóng, phi tiêu, tung bóng vào ly, cá ngựa…
Thông thường, trước khi hội chợ thương mại diễn ra sẽ có nhiều “nhà thầu” đứng ra xin nhận đăng cai “chân” tổ chức trò vui chơi có thưởng. Giám đốc một công ty chuyên phối hợp tổ chức sự kiện, hội chợ thương mại, tiết lộ: “Từ 5 đến 6 triệu đồng là giá cho một gian hàng đứng ra tổ chức trò vui chơi có thưởng. Số tiền này chả là bao, vì lợi nhuận thu về sau gần chục ngày diễn ra hội chợ ít là vài chục triệu, nhiều cả trăm triệu đồng”.
Tiến “béo”, chủ nhiều gian hàng chuyên trò chơi có thưởng ở các hội chợ Bắc Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Cao Bằng… tiết lộ: 30.000 đồng/10 lần ném phi tiêu vào đích, phần thưởng cho người thắng cuộc là gói bim bim và chú gấu bông vài nghìn đồng nhưng “hoạ hoằn lắm mới có người thắng cuộc”. “Thắng cả có mà chết à?”, Tiến “béo” bỗ bã nói và giải thích: “Chỉ cần cho đám đàn em vuốt cong phần đuôi chiếc phi tiêu thì người chơi có nhắm trúng đích mười mươi vẫn phi chệch hướng ra ngoài”.
Tương tự, với trò bắn súng, một số thiết kế của khẩu súng cũng được người của Tiến “béo” thay đổi nên có “thiện xạ” cỡ nào cũng khó bắn trúng đích. Rốt cuộc, mất tiền vẫn chỉ là khách đi hội chợ.
Chơi 100% là thua
Anh Phùng Văn Hiếu (quê Gia Lâm, Hà Nội), người từng có thời gian dài phụ trách âm thanh, ánh sáng cho những hội chợ thương mại ở Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, tiết lộ: “Tôi khuyên mọi người đừng có chơi, 100% là thua đấy, dù là đặt cược 1 ăn 10. Bởi vì nhà cái điều khiển được hết. Chẳng hạn trò “chiếc nón kỳ diệu”, họ muốn dừng ô nào cũng được, do ở dưới gầm bàn, chỗ để chân có con chíp điều khiển”.

 

Hà An – Khánh An