12/01/2025

Sửa nhà cổ phải xin phép 2 bộ

Để được cấp phép tu bổ, chủ các nhà cổ Hội An (Quảng Nam) phải “khăn gói” ra Hà Nội để trình hồ sơ rồi chờ 2 bộ chấp thuận mới được thực hiện.

 

Sửa nhà cổ phải xin phép 2 bộ

 

 

Để được cấp phép tu bổ, chủ các nhà cổ Hội An (Quảng Nam) phải “khăn gói” ra Hà Nội để trình hồ sơ rồi chờ 2 bộ chấp thuận mới được thực hiện.

 

 

Mỗi năm, Hội An có khoảng 200 hồ sơ xin sửa chữa di tích là nhà cổ - Ảnh: Hoàng SơnMỗi năm, Hội An có khoảng 200 hồ sơ xin sửa chữa di tích là nhà cổ - 2

Mỗi năm, Hội An có khoảng 200 hồ sơ xin sửa chữa di tích là nhà cổ
 - Ảnh: Hoàng Sơn

Cuối năm 2014, căn nhà cổ của bà Nguyễn Thị Thu (62 tuổi) trên đường Phan Chu Trinh bị sập hết một mái ngói. Cứ mưa đến là nước tuôn ào ạt vào nhà. Trước đó, gia đình bà phải cất công đi xin phép sửa nhà nhiều lần nhưng hồ sơ vẫn cứ bị “ách lại”.
Mất 7 – 8 năm…
“Căn nhà xuống cấp đến mức rệu rã, phải dùng cây để chống đỡ suốt một thời gian dài. Mới đây, ngành chức năng vào kiểm tra, thẩm định rồi mới đồng ý hỗ trợ 70% vốn để tiến hành trùng tu căn nhà”, bà Thu cho biết. Tính từ khi xin phép cho đến khi được hỗ trợ vốn, gia đình bà phải mất 7 – 8 năm chờ đợi. Đó là khoảng thời gian cả nhà bà Thu sống trong cảnh hết sức khổ cực. “Tôi có nghe do các nghị định quy định khiến việc sửa nhà bị chậm trễ”, bà Thu nói.
 
 
Sửa nhà cổ phải xin phép 2 bộ - ảnh 3
Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì các cơ quan có thể có tiền công tác phí để đi xin phép. Mà đi hoài như thế cũng mất công. Còn dân, họ đâu có đủ tiền để làm việc đó?
Sửa nhà cổ phải xin phép 2 bộ - ảnh 4
 
Ông Nguyễn Chí Trung,
Giám đốc Trung tâm bảo tồn và quản lý di sản văn hoá
 Hội An
 

Đồng cảnh ngộ nhưng có phần bi đát hơn là căn nhà của tộc họ Huỳnh (tại số 26 Bạch Đằng). Vì xuống cấp quá nghiêm trọng, nhiều cấu kiện bằng gỗ mục ruỗng buộc ngành chức năng đến tháo dỡ phần mái ngói xuống. Không thể ở được ở phần nhà phía sau, cả nhà phải kéo nhau ra quầy hàng phía trước để sinh hoạt. Chủ căn nhà này cho biết, do vướng cấp phép nên tiến độ trùng tu căn nhà bị kéo dài trong vài năm. Khi gom góp đủ tiền thì không có phép, đến khi có phép thì lại không còn tiền để sửa dù đã được hỗ trợ 40% vốn.

Ông Lê Dũng (63 tuổi, chủ nhà cổ Tấn Ký trên đường Nguyễn Thái Học) bức xúc: “Bộ, ngành T.Ư làm thế này thì làm sao sửa cho kịp những nhà cổ tại phố cổ. Bởi Hội An có biết bao nhiêu là nhà cổ, năm nào cũng cần phải sửa. Mấy ổng làm như thế thì cực cho dân quá. Nhà tôi cũng thường xuyên sửa chữa nhỏ. Sắp tới, sửa chữa lớn rồi phải đem hồ sơ đi lui đi tới Hà Nội sẽ rất mất công, tốn kém”.
“Lách” luật
Theo ông Nguyễn Chí Trung, Giám đốc Trung tâm bảo tồn và quản lý di sản văn hoá Hội An, vướng mắc lớn nhất hiện nay đều do những quy định tại 2 nghị định 70/2012/NĐ-CP và 15/2013/NĐ-CP khi được ban hành đã không lường hết được sự đặc thù của các di tích ở Hội An.
Khu phố cổ được công nhận chung là di tích quốc gia đặc biệt nhưng không được xếp hạng theo từng công trình riêng biệt mà bao gồm 1.127 di tích, trong đó số nhà cổ là những di sản sống thuộc sở hữu tư nhân chiếm đến 82,4%. Theo quy định, chủ nhà cổ muốn tu sửa thì phải được sự kiểm tra của Bộ VH-TT-DL trước. Sau đó, họ phải trình lấy ý kiến của Bộ Xây dựng. “Từ khi có những quy định này, đơn vị chúng tôi cũng rất lúng túng. Công trình thuộc sở hữu nhà nước thì các cơ quan có thể có tiền công tác phí để đi xin phép. Mà đi hoài như thế cũng mất công. Còn dân, họ đâu có đủ tiền để làm việc đó”, ông Trung nói.
Khi hồ sơ xin sửa chữa nhà của dân bị “tắc”, Trung tâm bảo tồn và quản lý di sản văn hoá Hội An quyết định cho người dân sửa chữa và “có sai cũng phải chấp nhận vì quá cấp bách”. “Chúng tôi vừa báo cáo vừa triển khai cho dân sửa. Chúng tôi cố gắng để làm cho tốt, luôn coi trọng tính chân xác trong bảo tồn di tích chứ không phải làm ẩu”, ông Trung nói.
Để tạo điều kiện cho các chủ di tích tư nhân, hiện Hội An chưa buộc người dân ra Hà Nội để xin phép và việc “lách” quy định chỉ áp dụng với những di tích là nhà cổ cần sửa chữa nhỏ. “Cách làm này hợp lòng dân nhưng về luật thì sai. Và đương nhiên nếu có thanh tra thì chúng tôi sẽ bị phê bình”, ông Trung thẳng thắn.
Ông Nguyễn Chín, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết trước kia việc tu bổ di tích ở Hội An chỉ thông qua Bộ VH-TT-DL đã gặp nhiều trục trặc. Từ khi có những quy định mới, phải thông qua thêm Bộ Xây dựng thì quy trình thủ tục càng nhiêu khê hơn.
Tỉnh Quảng Nam đã có văn bản báo cáo và kiến nghị lên T.Ư xin “cơ chế đặc thù” cho Hội An, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự phân cấp, uỷ quyền cho địa phương thực hiện cấp phép cho người dân đối với những hạng mục sửa chữa nhà. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được phản hồi.
Sửa nhà vệ sinh cũng xin phép
Ở Hội An mỗi năm có khoảng 200 hồ sơ xin tu bổ nhà cổ, trong đó có nhiều nhà đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc có nhà chỉ có nhu cầu sửa chữa nhỏ ở một số hạng mục.
Trong khi đó, Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định các công trình di tích quốc gia muốn tu bổ phải có ý kiến của Bộ Xây dựng. Do đó, việc sửa chữa nhỏ như sân, mái ngói… thậm chí sửa nhà vệ sinh trong một căn nhà cổ cũng phải mang hồ sơ ra Bộ Xây dựng xin phép.

Hoàng Sơn