10/01/2025

5 lợi ích khi trẻ ăn cơm 
cùng cha mẹ

Không ít bậc cha mẹ do quan niệm người lớn ăn sao cũng được, con trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn nên hoặc là thiết kế những thực đơn cầu kỳ cho con ăn một mình…

 

5 lợi ích khi trẻ ăn cơm 
cùng cha mẹ

 

 Không ít bậc cha mẹ do quan niệm người lớn ăn sao cũng được, con trẻ cần nhiều chất dinh dưỡng hơn nên hoặc là thiết kế những thực đơn cầu kỳ cho con ăn một mình…


Lâu dần trẻ hình thành thói quen không tốt, không muốn ăn cơm cùng cha mẹ. Hệ quả trẻ không biết được ý nghĩa của một bữa cơm gia đình.

Ăn cơm với cha mẹ không đơn thuần chỉ là ăn. Trong cùng một mâm cơm, trẻ sẽ học được những kỹ năng cần thiết, những bài học giá trị khác từ bữa cơm gia đình như là:

– Đảm bảo an toàn thực phẩm: các bữa ăn ở nhà cùng cha mẹ điều độ hơn, bảo đảm cân đối giữa các chất dinh dưỡng. Trẻ ăn với mọi người nên tâm lý thường vui vẻ, thoải mái hơn, ăn ngon miệng hơn.

– Ăn cơm cùng cả nhà cũng đồng nghĩa với việc trẻ sẽ cùng tham gia làm một số việc lặt vặt như phụ nhặt rửa rau, lau dọn bát đĩa ra mâm, chuẩn bị thức ăn cùng mọi người… Từ đó hình thành thói quen làm việc nhà một cách tự giác và xuất phát từ nhu cầu của bản thân trẻ. Nếu muốn ăn những món ngon, bày biện đẹp mắt trẻ sẽ chủ động học và tích cực tập luyện để có được những món mình ưng ý.

Qua đó, trẻ còn biết quan tâm đến sở thích của mỗi thành viên trong gia đình, giúp trẻ biết cách chia sẻ, bày tỏ, gửi gắm tình cảm với người thân thông qua từng bữa ăn.

– Hình thành cách ăn uống lịch sự, lễ phép: trẻ có ý tứ hơn trong việc gắp chọn thức ăn. Hoặc nếu thích ăn món nào, trẻ nên gắp cho mọi người trước khi gắp cho mình, chứ không phải thích món nào thì ăn bằng hết món đó. Trẻ sẽ rèn được kỹ năng kiềm chế bản thân qua những bữa ăn chung với cha mẹ.

– Giữ nét truyền thống văn hoá người Việt: người Việt Nam trước khi ăn đều được dạy là mời mọi người dùng cơm. Mời người lớn tuổi trước, nhỏ tuổi sau. Hay nếu trong gia đình có ai đang đi vắng không đợi được, trẻ sẽ biết cách để dành thức ăn bằng sự tôn trọng của mình. Trong mâm cơm thường có sự nhường nhịn nhau các món ăn.

Lúc nhỏ trẻ được chứng kiến cảnh “kính trên nhường dưới” như thế, dần dần hình thành ở trẻ ý thức ứng xử với mọi người, không chỉ trong bữa ăn. Từ đó xây dựng ý thức trách nhiệm của trẻ với gia đình.

– Bữa cơm gia đình còn là dịp cha mẹ giáo dục con những kinh nghiệm, hiểu biết về cuộc sống.

Cha mẹ cần thiết kế những bữa cơm vừa ngon mắt vừa ngon miệng cho bé yêu cùng tham gia. Từ đó, các bậc cha mẹ sẽ thấy con gặt hái những bài học thiết thực.

 

HOÀNG LY