28/11/2024

Đề nghị xử phạt hành khách đứng đón xe trên đường cao tốc

Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị định 171 và 107 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt do Bộ GTVT tổ chức sáng qua 23.6, nhiều ý kiến đề xuất cần tăng mức xử phạt với các hành vi nguy hiểm.

 

Đề nghị xử phạt hành khách đứng đón xe trên đường cao tốc

 

 

Tại hội nghị tổng kết tình hình thực hiện Nghị định 171 và 107 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt do Bộ GTVT tổ chức sáng qua 23.6, nhiều ý kiến đề xuất cần tăng mức xử phạt với các hành vi nguy hiểm.


 

Nhiều đề xuất tăng nặng mức xử phạt với hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép Nhiều đề xuất tăng nặng mức xử phạt với hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép – Ảnh: Diệp Đức Minh

Theo ông Hoàng Thế Tùng, Vụ phó Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT, sau hơn 2 năm thực hiện NĐ 171, thanh tra giao thông đã phát hiện hơn 246.000 vụ vi phạm, xử phạt 236.000 vụ với hơn 500 tỉ đồng. Trong đó đã xử lý cưỡng chế hơn 5.500 xe vi phạm về kích thước thùng hàng. Theo thống kê của CSGT, hành vi vi phạm phổ biến là người điều khiển ô tô chạy quá tốc độ, chở hàng quá tải trọng, không đảm bảo quy định thiết kế về thiết bị an toàn kỹ thuật, chở quá số người quy định, dừng đỗ không đúng quy định… Với người vi phạm mô tô, lỗi không đội mũ bảo hiểm chiếm 49,2%, ngoài ra là các lỗi chạy quá tốc độ, vi phạm nồng độ cồn, không có giấy phép lái xe…

Đáng nói, theo Vụ An toàn giao thông, một số hành vi diễn ra trên thực tế tiềm ẩn mất an toàn giao thông như điều khiển ô tô đi trên hè phố, đi xe qua dải phân cách cứng giữa 2 phần đường… nhưng chưa có chế tài xử phạt. Ngoài ra, do chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính, chưa có cơ chế về chia sẻ, cung cấp thông tin các đối tượng vi phạm nên rất khó xác định đối với những trường hợp tái phạm nhiều lần, để xem xét tình tiết tăng nặng.

Nguyên nhân của tình trạng trên theo Vụ này, ngoài ý thức người tham gia giao thông còn kém, coi thường pháp luật, thì một số hành vi nguy hiểm chế tài xử phạt còn thấp. Đây là lý do Vụ kiến nghị tăng mức xử phạt với một số hành vi nguy hiểm, chưa đảm bảo đủ sức răn đe, như chở hàng vượt tải trọng trên 150%, chở hàng siêu trường, siêu trọng không đúng quy định, ô tô khách không hoạt động đúng tuyến, không có hợp đồng vận chuyển… Bổ sung phân định thẩm quyền xử phạt với lực lượng CSGT đường sắt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính với công chức của Thanh tra Sở GTVT được Bộ GTVT cấp thẻ kiểm tra.

Đề xuất tăng mức phạt quá tải đến 28 triệu đồng

Theo đại tá Nguyễn Hữu Dánh, Phó cục trưởng Cục CSGT đường bộ – đường sắt, Bộ Công an, kiểm soát tải trọng xe thực hiện quyết liệt, nhưng 6 tháng đầu năm nay tăng lên 30,8% số vụ vi phạm. “Ngay đường cao tốc hành khách vẫn đứng chờ xe, có ý kiến là nên có quy định nào đó xử phạt ngay cả hành khách đứng đường cao tốc bắt xe, vì cả hai bên đều vi phạm”, đại tá Dánh nói.

Ông Trần Quang Thanh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 2, cũng đề nghị điều chỉnh tăng nặng mức xử phạt với chủ phương tiện vi phạm, lái xe chở quá tải trọng cho phép của cầu đường trên 20 – 50%. Mức xử phạt hiện hành với chủ xe là cá nhân phạt tiền từ 2 – 4 triệu đồng, xử phạt là chủ xe với tổ chức 4 – 8 triệu đồng, ông Thanh đề nghị điều chỉnh mức xử phạt tăng thêm với cá nhân phạt tiền từ 12 – 14 triệu đồng với tổ chức từ 24 – 28 triệu. Về khung hình phạt, với vi phạm tải trọng 200 – 300% trở lên đề nghị tăng rất nặng mức phạt về tiền, áp dụng hình thức bổ sung là tước giấy phép lái xe 12 – 24 tháng.

Nhiều ý kiến đề xuất tăng nặng mức xử phạt với xe hợp đồng trá hình, trong đó các địa phương có nhiều xe khách trá hình hợp đồng hoạt động như Lào Cai, Hà Nội… để dẹp nạn xe dù, bến cóc.

Mai Hà