28/11/2024

Di tích quốc gia đặc biệt bị ‘xẻ thịt’ sạch trơn

“Di tích đã được công nhận cấp quốc gia rồi cấp quốc gia đặc biệt, nhưng trên thực tế không còn một mét vuông đất nào dành cho di tích cả”, ông Lê Đức Thọ – Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng tỉnh Quảng Trị – buồn bã nói về hiện trạng di tích Cụm cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).

 

Di tích quốc gia đặc biệt bị ‘xẻ thịt’ sạch trơn

 

 

“Di tích đã được công nhận cấp quốc gia rồi cấp quốc gia đặc biệt, nhưng trên thực tế không còn một mét vuông đất nào dành cho di tích cả”, ông Lê Đức Thọ – Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích và danh thắng tỉnh Quảng Trị – buồn bã nói về hiện trạng di tích Cụm cảng quân sự Đông Hà (Quảng Trị).

 

 

Di tích quốc gia đặc biệt bị 'xẻ thịt' sạch trơn - ảnh 1Cái lô cốt, dấu tích của cụm cảng quân sự Đông Hà, lọt thỏm trong lau lách và các công trình – Ảnh: Nguyễn Phúc
“Đỏ mắt” tìm di tích
 
 

Chỉ “xin” lại 7.078 m2 cho di tích

 
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, ngày 21.5, UBND TP.Đông Hà đã chủ trì họp bàn với các sở ban ngành liên quan và thống nhất phương án sẽ đề xuất UBND tỉnh cấp 7.078 m2 đất đã cho Công ty TNHH MTV Cảng Cửa Việt thuê trước đó với mục đích kinh doanh thương mại, dịch vụ về lại cho di tích. Số đất này sẽ được tiến hành khoanh vùng bảo vệ, xây dựng tượng đài và kiến trúc cảnh quan phù hợp với quy mô di tích quốc gia đặc biệt. Tất nhiên, điều này cũng chỉ dừng lại ở mức độ… đề xuất!

 

 

Cụm cảng quân sự Đông Hà được xây dựng năm 1967, làm nơi tập kết hàng hoá, phương tiện chiến tranh bằng đường thuỷ phục vụ cho chiến trường Đường 9 – nam Lào và bắc Quảng Trị của địch. Sau 1972, khi Quảng Trị được giải phóng, quân cảng được trưng dụng để phục vụ cách mạng. Từ năm 1973 đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cụm cảng trở thành cảng sông quan trọng giữ vai trò trung chuyển hàng hoá, vũ khí, thuốc men, nhu yếu phẩm… từ đường thuỷ (thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển) lên đường bộ rồi tỏa khắp các chiến trường miền Nam.

Chính vì tầm vóc đó, cụm cảng quân sự Đông Hà được Bộ VH-TT xếp hạng di tích quốc gia từ năm 1986 và được Thủ tướng Chính phủ công nhận di tích quốc gia đặc biệt thuộc hệ thống di tích lịch sử đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh năm 2013.
Trên lý thuyết, di tích cụm cảng quân sự Đông Hà nằm ngay bên bờ sông Hiếu thơ mộng, thuộc đất của P.2. Nhưng để tìm cho ra di tích này, trên thực tế, người viết cũng… đỏ con mắt. Quanh khu vực không hề có một bảng biểu chỉ dẫn hay thậm chí một tấm bia viết vài ba câu nêu thông tin sơ bộ về di tích. Điều đó lý giải cho việc nhiều người dân dù sống ngay cạnh di tích cũng lắc đầu, không hề biết đến địa danh được gọi là “di tích cụm cảng quân sự Đông Hà”.
Phải nhờ đến sự chỉ dẫn từng ly từng tí một của ông Thọ, người viết mới đi luồn ra bờ sông, tìm thấy những dấu vết của di tích. Nhưng không có gì nhiều ngoài một đoạn cầu cảng có dấu hiệu sụp lún, một lô cốt đen và những chiếc cọc nhồi ở mép sông…
Tất cả những dấu tích này quá bé nhỏ so với những thứ đồ sộ xung quanh nó: khách sạn, trụ sở cơ quan nhà nước… thậm chí kho gỗ, bãi tập kết cát sạn. Có nơi cỏ dại mọc um tùm, rác rưởi không ai buồn dọn, có nơi máy móc cơ giới ngổn ngang, xe container nằm ì chờ bốc gỗ. Vì thế, ngoài việc di tích bị xâm hại thì tập hợp của mớ hổ lốn nêu trên cũng đã “cướp” đi mỹ quan của đoạn sông nằm ngay cửa ngõ thành phố.
Di tích quốc gia đặc biệt bị 'xẻ thịt' sạch trơn - ảnh 2Một phần diện tích thuộc vùng bảo vệ của di tích cụm cảng quân sự Đông Hà được sử dụng làm bãi chứa gỗ

Con số 0 tròn trĩnh !
Theo tài liệu mà Thanh Niên có được, sau khi được xếp hạng di tích quốc gia năm 1986, diện tích khoanh vùng bảo vệ di tích cụm cảng quân sự Đông Hà là 512.692 m2. Qua mấy chục năm, diện tích này thu hẹp, teo tóp dần cùng quá trình đô thị hoá và giờ đây trở thành con số 0 tròn trĩnh.
Cụ thể, đầu tháng 3.2015, UBND TP.Đông Hà cùng Sở TN-MT Quảng Trị có cuộc khảo sát lại công tác quy hoạch và tình hình sử dụng đất tại khu vực đã được khoanh vùng bảo vệ di tích cụm cảng quân sự Đông Hà. Thực tế cho thấy một phần đất có diện tích 1.328 m2 phía bắc của di tích đã được UBND tỉnh cấp cho Hải đội 2 (Bộ đội biên phòng Quảng Trị) xây dựng trụ sở; một phần đất có diện tích 19.156 m2 được UBND tỉnh cấp cho doanh nghiệp xây dựng khách sạn Sài Gòn – Đông Hà; một phần đất có diện tích 3.503 m2 cũng được cấp cho Trạm quản lý đường sông (Sở GTVT Quảng Trị); một phần nữa đã cắt khi mở tuyến đường Bùi Thị Xuân có diện tích 1.408 m2. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Trị cũng giao nốt phần đất có diện tích 7.078 m2 cho Công ty TNHH MTV Cảng Cửa Việt thuê sử dụng vào mục đích kinh doanh, thương mại. Chưa hết, phần đất thuộc khu vực khoanh vùng di tích sát bờ sông Hiếu hiện cũng đang chuẩn bị thi công bờ kè thuộc một dự án khác.
“Như vậy, tính đến thời điểm hiện nay, toàn bộ quỹ đất dành cho di tích không còn”, đó là kết quả mà cuộc khảo sát này tìm ra, theo văn bản.
Suốt nhiều năm qua, UBND TP.Đông Hà cũng như Phòng Văn hoá  - Thông tin thành phố đã nhiều lần kiến nghị lên cấp trên mong lấy lại vị trí, tầm vóc vốn có cho di tích cụm cảng quân sự Đông Hà. Chỉ tiếc rằng, khi PV tiếp cận thông tin thì lại nhận được sự từ chối của lãnh đạo các cơ quan này. “Dù vụ việc kéo dài nhiều năm nhưng hiện chúng tôi vẫn đang tiếp tục trình xin ý kiến của cấp trên, đang ở khâu nội bộ nên chưa có gì để cung cấp”, ông Nguyễn Thời – Phó chủ tịch kiêm người phát ngôn của UBND TP.Đông Hà – nói như vậy với Thanh Niên qua điện thoại.
Điều đáng nói, theo quy định hiện hành, việc cấp đất khi “đụng” đến di tích cấp quốc gia thì địa phương cần xin ý kiến của Bộ VH-TT-DL, còn nếu đó là di tích cấp quốc gia đặc biệt thì phải có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Với thực tế của việc “xẻ thịt” di tích nêu trên, thật khó tin UBND tỉnh Quảng Trị và các sở ngành liên quan của địa phương đã làm đúng quy trình.

Nguyễn Phúc