28/11/2024

Ngôi nhà VN tại Expo 2015 ‘chẳng có gì để xem’

Từ ngày 1.5 – 31.10.2015, tại TP.Milan (Ý) diễn ra sự kiện quốc tế lớn là triển lãm Expo 2015 chủ đề Nuôi dưỡng hành tinh, năng lượng cho sự sống, với gần 200 quốc gia và các tổ chức quốc tế tham gia. VN tham dự triển lãm lần này với công trình Nhà VN bằng vật liệu quen thuộc là cây tre.

 

Ngôi nhà VN tại Expo 2015 ‘chẳng có gì để xem’

 

 

Từ ngày 1.5 – 31.10.2015, tại TP.Milan (Ý) diễn ra sự kiện quốc tế lớn là triển lãm Expo 2015 chủ đề Nuôi dưỡng hành tinh, năng lượng cho sự sống, với gần 200 quốc gia và các tổ chức quốc tế tham gia. VN tham dự triển lãm lần này với công trình Nhà VN bằng vật liệu quen thuộc là cây tre.


 

 

Ngôi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem' - ảnh 1Nhà VN với lối trưng bày gây thất vọng – Ảnh: Độc giả Báo Thanh Niên gửi về từ Milan, Ý
Ông Nguyễn Trùng Khánh, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL), cho biết công trình của VN được quốc tế đánh giá rất cao. “Ngôi nhà tre này là một trong những điểm thu hút khách rất đông. Trên Facebook của Thủ tướng Ý đăng 4 điểm nhấn là 4 công trình ông ấn tượng khi đến thăm, trong đó có nhà của VN. Trong tập gấp của ban tổ chức khi khai mạc Expo phát cho đại biểu chỉ có hình ảnh khu trưng bày của 2 quốc gia thì trong đó có nhà tre của VN. Chứng tỏ nhìn chung tổng thể của mình là tốt”, ông Khánh nói.
Ngôi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem' - ảnh 2

Ma nơ canh nữ trọc đầu tại Nhà VN

Mất mặt vì sơ sài, nhếch nhác
 
 
“RẤT LẤY LÀM TIẾC”
Trao đổi với PV Thanh Niên, KTS Võ Trọng Nghĩa cho biết: “Đây là công trình kiến trúc do Công ty Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Tuy nhiên về phần trưng bày bên trong chúng tôi không được can thiệp nên rất lấy làm tiếc khi nhận được thông tin này. Thời gian triển lãm vẫn còn dài nên ban tổ chức cần có sự điều chỉnh cho phù hợp để hình ảnh VN luôn đẹp trong mắt khách đến tham quan”.
 

Thế nhưng, ngôi nhà đẹp bao nhiêu thì theo một độc giả Báo Thanh Niên, cách bài trí, hiện vật trưng bày trong nhà lại sơ sài, cẩu thả và “làm mất mặt danh dự quốc gia”.

Độc giả này cho biết, đến tham quan triển lãm Expo 2015, ông hoàn toàn bất ngờ và thực sự buồn khi chứng kiến những gì được trưng bày tại đây. Quanh Nhà VN hầu như trống trơn, chỉ có 2 con kỳ lân cũ kỹ ghi là linh vật VN. Phía khu vực sân khấu, các đạo cụ vứt lăn lóc. Tại lầu 1, vài ma nơ canh “nhìn không giống người VN mà có vẻ giống tây hơn”. Trang phục của ma nơ canh quá cũ lại không phải của người Việt. Chân ma nơ canh không mang dép hay giày, có ma nơ canh còn bị cụt tay, đầu trọc trông rất phản cảm. “Mỗi ngày số khách đến tham quan khu Nhà VN rất đông, tuy nhiên khi ra ai cũng lắc đầu: Chẳng có gì để xem cả…”, độc giả này phản ánh và gửi kèm về toà soạn một số hình ảnh, video clip mà ông quay được.
Ông Nguyễn Trùng Khánh cho rằng những ma nơ canh trưng bày có thể là của nước ngoài nên chưa phù hợp về kích cỡ, ngoại hình, nhưng “việc để một mẫu không tóc cẩu thả như vậy thật khó chấp nhận”. “Hoàn toàn có thể khắc phục điều này bằng những bộ tóc giả”, ông Khánh nói và cho biết hiện Cục cùng Công ty TNHH MTV Trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ (đơn vị thiết kế thực hiện trưng bày) đang cho kiểm tra lại hiện trạng ngôi nhà, đồng thời khắc phục những điều chưa ổn.
Ngôi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem' - ảnh 3

Tượng được cho là linh vật của VN

“Thật phí công mang chuông đi đánh xứ người”
 
 
Ngôi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem' - ảnh 4
Tôi nghĩ thiếu gì cách trưng bày cho phù hợp với không gian nhà tre mà vẫn tiết kiệm. Cái chính là phải có ý tưởng xuyên suốt. Thật phí công mang chuông đi đánh xứ người, mà tiền mang chuông lại tận những 57 tỉ đồng
Ngôi nhà VN tại Expo 2015 'chẳng có gì để xem' - ảnh 5
 
Nghệ sĩ sắp đặt Đinh Công Đạt
 

Với kinh nghiệm nhiều năm làm trưng bày trong môi trường quốc tế, nghệ sĩ sắp đặt Đinh Công Đạt đánh giá: “Các đồ vật được trưng bày có thể là một trong hai loại. Đó là trưng bày nội thất hoặc trưng bày triển lãm chuyên đề. Tuy nhiên, với những gì độc giả ghi lại trong ảnh, trong clip thì dù có là gì, những đồ vật đó cũng quá xấu và không tương thích với không gian của ngôi nhà vốn rất đẹp”.

“Thực ra, chính mình làm thì có thể chủ động. Vì thế rất nên chọn hiện vật theo chủ đề và nên tinh hơn, kỹ hơn, có câu chuyện đi kèm sinh động hơn. Chứ cứ trưng các hiện vật như thế này thì chẳng hiểu thông điệp của chúng là gì”, một chuyên gia bảo tàng nói thêm.
“Tôi nghĩ thiếu gì cách trưng bày cho phù hợp với không gian nhà tre mà vẫn tiết kiệm. Cái chính là phải có ý tưởng xuyên suốt. Thật phí công mang chuông đi đánh xứ người, mà tiền mang chuông lại tận những 57 tỉ đồng”, ông Đinh Công Đạt nói. 

Các hiện vật trong triển lãm không theo một chủ đề nào. Chúng gồm một số vật liệu kiến trúc bằng đất nung (bản dựng), một số gốm hoa nâu thời Trần cũng không phải bản gốc; các tượng sơn hình chú Tễu; một con trâu đá khối xanh được chuyển từ Ninh Bình sang… Về nội dung trưng bày, ông Khánh cho biết: “Bộ trưởng trực tiếp chủ trì 3 cuộc họp bàn về vấn đề này. Đây là con trâu đá đặc trưng cho văn hoá lúa nước của mình”. Tại các cuộc họp này có mời chuyên gia của nhiều cục, vụ trong Bộ VH-TT-DL để đóng góp ý kiến. 

Lê Công Sơn – Trinh Nguyễn