Chương trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Sarajevo
Hôm thứ Năm 28-5, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trrình chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Sarajevo vào thứ Bảy 6 tháng 6 tới. Chuyến tông du thứ tám của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia kéo dài một ngày, tập trung vào chủ đề về hoà bình và hoà giải, diễn ra 18 năm sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến thủ đô của Bosnia-Herzegovina, một đất nước vừa thoát khỏi cuộc phong toả dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Chương trình tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Sarajevo
WHĐ (29.05.2015) – Hôm thứ Năm 28-5, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố chương trrình chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô đến Sarajevo vào thứ Bảy 6 tháng 6 tới. Chuyến tông du thứ tám của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia kéo dài một ngày, tập trung vào chủ đề về hoà bình và hoà giải, diễn ra 18 năm sau chuyến viếng thăm của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đến thủ đô của Bosnia-Herzegovina, một đất nước vừa thoát khỏi cuộc phong toả dài nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.
Biểu tượng cho chuyến viếng thăm mục vụ lần này của Đức Thánh Cha là một con chim bồ câu ngậm cành ô liu, với khẩu hiệu “Bình an cho các con” (Mir vama – tiếng Croat). Đây là một chủ đề sâu sắc đối với người dân Bosnia-Herzegovina: họ vẫn đang nỗ lực khôi phục đất nước sau những điêu tàn do cuộc chiến kéo dài 3 năm, theo sau sự tan rã của Nam Tư cũ vào những năm đầu thập niên 1990.
Đất nước không đầy bốn triệu người, gồm đa số là cộng đồng người Hồi giáo Bosnia (40%), rồi đến người Serbia, chủ yếu là Chính thống giáo, và một nhóm nhỏ hơn là người Croatia – phần lớn Công giáo – chiếm khoảng 15% dân số.
Khoảng 2 triệu người, tức một nửa dân số, đã phải rời bỏ nhà cửa sau khi cuộc chiến kết thúc với một thoả thuận hoà bình được ký kết tại Dayton, Ohio. Thoả thuận này thiết lập một quốc gia gồm hai thực thể là Liên bang Bosnia và Heezegovina, và Cộng hoà Srpska, với chính quyền trung ương do một vị Tổng thống luân phiên lãnh đạo. Chức Tổng thống Bosnia và Herzegovina có nhiệm kỳ 4 năm, được 3 thành viên (người Bosnia, người Serb, người Croat) luân phiên đảm nhiệm, mỗi người 8 tháng. Giám sát nền hoà bình mong manh này là một cơ quan quốc tế, ban đầu được lực lượng NATO hậu thuẫn và sau đó là lực lượng gìn giữ hoà bình do Liên minh châu Âu lãnh đạo.
Ngày 6 tháng 6, thành viên người Croat của chức Tổng thống sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại sân bay Sarajevo lúc 9 giờ sáng và cùng với ngài đến Dinh Tổng thống để hội kiến riêng. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ có bài phát biểu trước giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn trước khi đến sân vận động Olympic của thành phố để cử hành Thánh lễ.
Sau bữa ăn trưa với 6 giám mục của Bosnia-Herzegovina, Đức Thánh Cha sẽ gặp các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại Nhà thờ Chính toà Công giáo, rồi đến Trung tâm Sinh viên của Dòng Phanxicô ở gần đó để tham dự cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với các nhà lãnh đạo các cộng đồng Hồi giáo, Do Thái giáo và Chính thống giáo địa phương.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đến Trung tâm Giới trẻ dâng kính Thánh Gioan Phaolô II để nghe chính người trẻ nói về những thách đố mà họ phải đối mặt, trong một quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở châu Âu hiện nay. Dự kiến Đức Thánh Cha sẽ rời Sarajevo lúc 8 giờ tối và trở về Roma khoảng 9g20 tối thứ Bảy.
Biểu tượng cho chuyến viếng thăm mục vụ lần này của Đức Thánh Cha là một con chim bồ câu ngậm cành ô liu, với khẩu hiệu “Bình an cho các con” (Mir vama – tiếng Croat). Đây là một chủ đề sâu sắc đối với người dân Bosnia-Herzegovina: họ vẫn đang nỗ lực khôi phục đất nước sau những điêu tàn do cuộc chiến kéo dài 3 năm, theo sau sự tan rã của Nam Tư cũ vào những năm đầu thập niên 1990.
Đất nước không đầy bốn triệu người, gồm đa số là cộng đồng người Hồi giáo Bosnia (40%), rồi đến người Serbia, chủ yếu là Chính thống giáo, và một nhóm nhỏ hơn là người Croatia – phần lớn Công giáo – chiếm khoảng 15% dân số.
Khoảng 2 triệu người, tức một nửa dân số, đã phải rời bỏ nhà cửa sau khi cuộc chiến kết thúc với một thoả thuận hoà bình được ký kết tại Dayton, Ohio. Thoả thuận này thiết lập một quốc gia gồm hai thực thể là Liên bang Bosnia và Heezegovina, và Cộng hoà Srpska, với chính quyền trung ương do một vị Tổng thống luân phiên lãnh đạo. Chức Tổng thống Bosnia và Herzegovina có nhiệm kỳ 4 năm, được 3 thành viên (người Bosnia, người Serb, người Croat) luân phiên đảm nhiệm, mỗi người 8 tháng. Giám sát nền hoà bình mong manh này là một cơ quan quốc tế, ban đầu được lực lượng NATO hậu thuẫn và sau đó là lực lượng gìn giữ hoà bình do Liên minh châu Âu lãnh đạo.
Ngày 6 tháng 6, thành viên người Croat của chức Tổng thống sẽ đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô tại sân bay Sarajevo lúc 9 giờ sáng và cùng với ngài đến Dinh Tổng thống để hội kiến riêng. Sau đó, Đức Thánh Cha sẽ có bài phát biểu trước giới chức chính quyền dân sự và ngoại giao đoàn trước khi đến sân vận động Olympic của thành phố để cử hành Thánh lễ.
Sau bữa ăn trưa với 6 giám mục của Bosnia-Herzegovina, Đức Thánh Cha sẽ gặp các linh mục, tu sĩ và chủng sinh tại Nhà thờ Chính toà Công giáo, rồi đến Trung tâm Sinh viên của Dòng Phanxicô ở gần đó để tham dự cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn với các nhà lãnh đạo các cộng đồng Hồi giáo, Do Thái giáo và Chính thống giáo địa phương.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô đến Trung tâm Giới trẻ dâng kính Thánh Gioan Phaolô II để nghe chính người trẻ nói về những thách đố mà họ phải đối mặt, trong một quốc gia có tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở châu Âu hiện nay. Dự kiến Đức Thánh Cha sẽ rời Sarajevo lúc 8 giờ tối và trở về Roma khoảng 9g20 tối thứ Bảy.