28/11/2024

Dự án Sơn Đoòng 360 độ đưa Sơn Đoòng đến mọi nhà

Dự án Sơn Đoòng 360 độ vừa được National Geographic (NatGeo) tung ra đã đưa hang động lớn nhất thế giới này đến với mọi nhà.

 

Dự án Sơn Đoòng 360 độ đưa Sơn Đoòng đến mọi nhà

 

Dự án Sơn Đoòng 360 độ vừa được National Geographic (NatGeo) tung ra đã đưa hang động lớn nhất thế giới này đến với mọi nhà. 




 

 

Một trạm dừng của dự án Sơn Đoòng 360 độ. Phía bên trái màn hình là những thông tin giới thiệu về hình ảnh của “chuyến thám hiểm”, bên góc phải là bản đồ về Sơn Đoòng với 23 trạm dừng. Mũi tên giữa màn hình là để dẫn dắt người xem “thám hiểm” Sơn Đoòng    Ảnh: National Geographic
Một trạm dừng của dự án Sơn Đoòng 360 độ. Phía bên trái màn hình là những thông tin giới thiệu về hình ảnh của “chuyến thám hiểm”, bên góc phải là bản đồ về Sơn Đoòng với 23 trạm dừng. Mũi tên giữa màn hình là để dẫn dắt người xem “thám hiểm” Sơn Đoòng Ảnh: National Geographic

Sự khác biệt lớn nhất của dự án Sơn Đoòng 360 độ vừa được National Geographic (NatGeo) tung ra, so với các dự án nổi đình đám trước đây, là đưa hang động lớn nhất thế giới này đến với mọi nhà, thay vì lôi kéo mọi người khát khao đến Sơn Đoòng

* XEM HÌNH ẢNH DỰ ÁN “Sơn Đoòng 360 độ” TẠI ĐÂY

Rạng sáng qua 21-5 (ngày 20-5, giờ Mỹ), NatGeo đã chính thức giới thiệu dự án Sơn Ðoòng 3600 do nhà báo người Thụy Ðiển  Martin Edstrom và các cộng sự thực hiện hồi cuối tháng 1-2015.

Có thể nói đây là một dự án hết sức độc đáo, giúp những người không có điều kiện về sức khỏe, tài chính vẫn có thể cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt vời của Sơn Ðoòng.

Vâng, chỉ cần một chiếc máy tính (cả smartphone, máy tính bảng) không quá lạc hậu, cùng với một đường truyền ổn định là tất cả mọi người đều có thể “đi” vào hang Sơn Ðoòng (Phong Nha, Quảng Bình), nơi vừa gây xôn xao qua chương trình Chào buổi sáng nước Mỹ của kênh truyền hình ABC (Tuổi Trẻngày 14-5). 

“Chuyến đi” sống động

Vào cuối tháng 1-2015, tôi đăng ký đi tour Sơn Ðoòng và may mắn “rơi” được vào chuyến đi chung với nhóm Martin Edstrom khi họ thực hiện dự án Sơn Ðoòng 3600 (sau đó tôi có viết loạt bài bảy kỳ “Vào Sơn Ðoòng cùng National Geographic”Tuổi Trẻ từ ngày 4 đến 10-2-2015).

Thú thật là dù đã được đi chung với nhóm của Martin, được tận mắt chứng kiến họ thực hiện dự án như thế nào và đặc biệt đã xem cả dự án ảnh 3600của Martin về thành phố cổ Petra tại Jordan, nhưng vẫn cứ ngỡ ngàng khi xem Sơn Ðoòng 360vừa mới được NatGeo tung ra.

Thậm chí, ngay chính tác giả  Martin cũng tâm sự qua chat với tôi rằng anh không ngờ được là nó tuyệt vời như thế. Ðược biết, ngay sau khi rời Việt Nam vào cuối tháng 1-2015, trong ba tháng tiếp đó, Martin vùi đầu vào việc xử lý núi hình ảnh, âm thanh nặng đến hơn 500 Gigabyte dữ liệu.

Khi mọi việc hoàn tất, anh chuyển cho NatGeo và được biết lẽ ra dự án này đã được tung ra hồi đầu tháng 5. Tuy nhiên, NatGeo phải nâng cấp hệ thống mạng của mình để đảm bảo cho Sơn Ðoòng 360chạy thật mượt mà thì họ mới chính thức tung ra.

Toàn bộ dự án này gồm 23 trạm dừng, bắt đầu từ lúc đặt chân vào rừng cho đến điểm cuối là trước Bức tường Việt Nam.

Khi vào xem Sơn Ðoòng 3600 của NatGeo trên máy tính, mọi người sẽ thấy phía bên trái là những thông tin giới thiệu về hình ảnh đang hiện lên ở giữa màn hình; còn dọc bên góc phải màn hình là bản đồ về Sơn Ðoòng với 23 trạm dừng mà Martin muốn giới thiệu với người xem.

Ðiều thú vị của ảnh 360là người xem được nhìn thấy cảnh trước mắt, sau lưng, bên trái, bên phải và cả vòm hang! Nói tóm lại, cảnh vật xoay tròn 3600 quanh “người thám hiểm” qua máy tính. Xem hết cảnh của một trạm dừng, sẽ có mũi tên chỉ cho chúng ta đi tiếp hoặc quay về trạm đã qua.

(Tất cả đều rất dễ nhận biết khi quan sát ở bản đồ hệ thống hang Sơn Ðoòng. Thậm chí trên bản đồ còn có vùng quét như rađa để người xem biết mình đang coi góc nào ở trong hang). Một điều độc đáo nữa là tất cả đều có âm thanh kèm theo.

Ví dụ như ngay ở trạm dừng thứ nhất, khi đứng trước dòng suối dẫn vào hang Én (nơi nghỉ đêm đầu tiên cho tour Sơn Ðoòng), chúng ta sẽ được nghe tiếng chim hót, tiếng dế kêu cùng lời rì rào của gió. Hay khi đến trạm dừng thứ ba, chúng ta đứng trước miệng hang và nghe tiếng nước chảy ào ạt của con sông Rào Thương.

Nhờ dự án của Martin, một điều đáng giá cho những ai “đi” Sơn Ðoòng qua máy tính là “chuyến đi” sẽ hấp dẫn hơn cả đi thực tế nếu không may mắn được tháp tùng cùng những đoàn làm phim, chụp ảnh chuyên nghiệp.

Ðơn giản bởi có nhiều nơi tuy rất đẹp nhưng lại tối om om nên vẻ đẹp chỉ lộ ra nhờ hệ thống đèn rất chuyên nghiệp của các nhiếp ảnh gia, nhà làm phim. Ví dụ ở trạm thứ tư, khi bắt đầu tụt xuống 80m, đi thực tế sẽ thấy rất tối, chỉ dựa vào ngọn đèn nhỏ nhoi trên chiếc mũ bảo hiểm.

Nhưng với Sơn Ðoòng 3600, từng chi tiết của hai bên tường hang hiện rõ với những cột thạch nhũ rất cao, rất đẹp và sống động. 

Một tác phẩm trong Dự án Sơn Đoòng 3600

 

Vừa xem vừa nghe hát Nối vòng tay lớn

Nói về sự cảm nhận về vẻ đẹp của hang Én, Sơn Ðoòng qua công nghệ 3600áp dụng cho dự án của Martin, thú thật khó thể tả cho hết. Hôm qua, rất nhiều người sau khi xem (đường link từ Tuổi Trẻ Online dẫn vào trang NatGeo) đều phải thốt lên “quá sức độc đáo”.

Chính vì vậy, chỉ mới sau một buổi xuất hiện trên trang web của NatGeo, Sơn Ðoòng 3600 đã có hơn 54.000 lượt người chia sẻ (share).

Như đã nói ở trên, điểm độc đáo nhất của Sơn Ðoòng 3600 chính là hình ảnh sống động như thật kèm theo âm thanh. Ví dụ như ở trạm dừng thứ 10, đi theo mũi tên, người xem “leo” lên đoạn dốc đứng mà không phải đổ lấy một giọt mồ hôi, hay luôn lo lắng sợ tay trượt khỏi sợi dây hỗ trợ.

Từ đây nhìn về lại cửa vào hố sụt 1 (doline 1), người xem có thể cảm nhận được độ cao và dốc mà họ vừa “leo” qua. Ngẩng mặt nhìn lên, ánh sáng từ bên ngoài tràn vào hang tạo nên một hệ sinh thái đặc trưng của hang động.

Rồi ở trạm dừng 14 – nơi có đoạn hang ngắn dẫn tới hố sụt 2, khi người xem đang ngây ngất với những thạch nhũ tuyệt đẹp bỗng dưng “từ trong hang” vang lên lời ca quen thuộc “Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà…” nghe hết sức thú vị.

Cũng không phải ngẫu nhiên bài hát Nối vòng tay lớn của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn xuất hiện như thế trong dự án Sơn Ðoòng 3600.

Cách đây khoảng một tháng, Martin gửi email cho tôi có kèm theo một file âm thanh. Anh bảo rằng mình rất thích giai điệu bài hát này, vốn được anh em porter (những người phục vụ cho chuyến đi) hát rất nhiều trên đường đi, bên bếp lửa trong hang…

Tuy nhiên, anh chẳng hiểu lời bài hát có phù hợp hay không nếu đưa vào dự án. Sau khi tôi dịch nghĩa lời bài hát Nối vòng tay lớn, rồi giải thích thêm về ý nghĩa của bài hát này, về người nhạc sĩ tài hoa nổi tiếng Việt Nam, về việc đây là bài hát rất được chuộng trong những buổi sinh hoạt tập thể của người Việt…, Martin đã rất thích và cho biết sẽ đưa vào dự án.

Nếu có một chút gì đó tiếc nuối cho Sơn Ðoòng 3600 thì có lẽ đó là thiếu hình ảnh Bức tường Việt Nam, dù nó có tên trong sơ đồ của dự án (Great Wall of Vietnam). Trạm dừng cuối cùng (trạm 23) còn cách Bức tường Việt Nam khoảng 200m.

Vào tháng 1, nước ở đây sâu khoảng 15 – 16m, nhưng trong vắt có thể nhìn thấy đáy, và khi ấy mới có thể tiến sát vào để chụp ảnh (cũng vô cùng khó khăn vì bức tường quá vĩ đại).

Nhưng chuyến đi của Martin là cuối tháng 1, nước bắt đầu rút nhiều, còn lại toàn bùn lầy nên chỉ có thể đứng xa mà ngắm Bức tường Việt Nam. Nhưng không sao, tuy xa nhưng nhờ ánh đèn nên hiện lên trong ảnh là một dòng nước trong xanh như ngọc, đẹp đến nao lòng.

Nhà báo Martin Edstrom bên dòng sông Son, Quảng Bình - Ảnh: GEO
Nhà báo Martin Edstrom bên dòng sông Son, Quảng Bình – Ảnh: GEO

Martin Edstrom: “Tôi mong Sơn Đoòng mãi trường tồn”

Ngay sau khi Sơn Đoòng 3600 chính thức được National Geographic tung lên trang web của mình, người viết đã có một cuộc trò chuyện với MARTIN EDSTROM qua email.

* Xin chúc mừng Martin. Cảm giác của anh như thế nào khi Sơn Đoòng 3600 chính thức xuất hiện trên website của National Geographic?

– Thật không thể nào tả hết được sự hạnh phúc. Tôi đã dành cả mùa xuân năm nay để ngồi biên tập và chỉnh sửa, hoàn thiện Sơn Đoòng 3600.

Và cuối cùng, giờ phút mà chúng tôi mong đợi đã tới. Hạnh phúc còn lớn hơn khi những thông tin đầu tiên từ National Geographic phản hồi cho chúng tôi đã cho thấy họ cũng vô cùng phấn khởi và ấn tượng với sản phẩm này.

* Martin thích và ấn tượng nhất với điều gì, kể từ khi xuất hiện ý tưởng đến hoàn thiện sản phẩm?

– Nói về ấn tượng thì nhiều lắm. Nhưng điều mà tôi cảm thấy tự hào và vui mừng nhất chính là được đưa Sơn Đoòng – một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ – đến với tất cả mọi người trên thế giới, và đặc biệt là đến với con người Việt Nam.

Mỗi con người trên thế giới, tôi nghĩ ai cũng có quyền và cũng nên chứng kiến một tuyệt tác thiên nhiên như vậy. Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ điều kiện và khả năng để đến với Sơn Đoòng.

Vì vậy ghi lại Sơn Đoòng bằng phương pháp ảnh 3600 thật sự là một phương thức tuyệt vời để ai ai cũng có cảm giác như họ đang thám hiểm, đang đứng giữa Sơn Đoòng.

Còn về chuyến đi đến với Sơn Đoòng, có lẽ “Vườn địa đàng” ở hố sụt thứ hai là một trải nghiệm ấn tượng và thú vị nhất. Đi băng qua cánh rừng nhiệt đới giữa một hang động có lẽ là trải nghiệm chỉ có một không hai trong một đời người.

* Với Sơn Đoòng 3600, thông điệp mà Martin muốn gửi đến mọi người “tham gia chuyến thám hiểm” này là gì?

– Đó chính là chúng ta, mỗi một người trên thế giới này, ai cũng đều có trách nhiệm gìn giữ và bảo tồn những kỳ quan thiên nhiên như Sơn Đoòng, cho những thế hệ ngàn đời sau.

Tôi thật sự hi vọng dù cho mọi thay đổi trong tương lai, Quảng Bình nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ phát triển du lịch cẩn trọng, theo phương thức thân thiện, tôn trọng và gìn giữ thiên nhiên, để thiên nhiên và đặc biệt hang Sơn Đoòng sẽ mãi trường tồn.

H.TƯỜNG thực hiện

HUY TƯỜNG