Cảnh giác đột quỵ tim vì “cặp đôi” rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim. Trong tổng số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch, có đến 46% có liên quan với THA.
Cảnh giác đột quỵ tim vì “cặp đôi” rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp
Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp (THA) là nguyên nhân hàng đầu gây suy tim. Trong tổng số bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được điều trị tại Viện Tim mạch, có đến 46% có liên quan với THA.
Xơ vữa và Cao huyết áp dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim
Bệnh THA đang trở thành một vấn đề sức khoẻ trên toàn cầu với khoảng 1 tỷ người mắc phải. Tại Việt Nam, tỉ lệ THA ở người lớn ngày càng gia tăng. Một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (> 25 tuổi) tại 8 tỉnh thành cho thấy tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1%, có nghĩa cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị THA, cứ 2 người sống ở TP.HCM có 1 người bị tăng huyết áp.
Với dân số hiện nay khoảng 90 triệu dân, ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người Việt Nam bị THA. 52% trong số đó không biết mình bị bệnh; 30% biết nhưng vẫn không có một biện pháp điều trị nào và 64% những người đó đã được điều trị nhưng vẫn chưa đưa huyết áp về số huyết áp mục tiêu.
Có nhiều nguyên nhân gây THA và rối loạn mỡ máu (RLMM) hiện được xem như yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng tỷ lệ THA. Khi các thành phần mỡ máu bị rối loạn, lượng Cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng trong thành mạch, hình thành mảng xơ vữa, làm hẹp hoặc tắc mạch máu, dẫn đến tăng sức cản ngoại vi, gây nên tình trạng THA.
Ngoài ra, tăng mỡ máu còn làm tăng độ nhớt của máu. Đây cũng là một yếu tố góp phần làm THA. Mặt khác, chính THA lại làm tổn thương nội mô mạch máu và các LDL-c dư thừa trong máu dễ dàng xâm nhập làm nặng hơn tình trạng xơ vữa, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sự kết hợp của THA và RLMM càng thúc đẩy nhanh quá trình vữa xơ động mạch, dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy thận…
Ổn định huyết áp là một việc làm có ý nghĩa quyết định để giảm tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ở tuổi trung niên và người già có huyết áp cao, giảm huyết áp tâm thu 10mmHg sẽ giúp giảm 40-50% nguy cơ tử vong do nhồi máu cơ tim.
Kiểm soát mỡ máu để phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Có thể nói THA và xơ vữa động mạch là cặp đôi song hành. Chỉ số huyết áp được cải thiện cũng có thể giúp chống lại xơ vữa động mạch. Đồng thời, điều hoà cholesterol và kiểm soát các thành phần mỡ máu để ngăn chặn quá trình xơ vữa động mạch là cách tốt nhất để ổn định huyết áp.
Phát hiện về GDL-5 được các nhà khoa học Mỹ công bố mới đây đã giúp giới chuyên môn về tim mạch tìm thấy giải pháp triệt để trong việc điều hòa cholesterol nội sinh (chiếm 80% cholesterol trong cơ thể), kiểm soát mỡ máu. GDL-5 được tinh chiết theo công nghệ độc quyền của Mỹ, giữ lại được nhiều nhất các thành phần sinh học thiên nhiên quý của policosanol (có nguồn gốc từ phấn mía Nam Mỹ) sẽ giúp tăng hoạt hoá receptor tế bào, ngăn cholesterol bám vào thành mạch, từ đó giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và sự hình thành các cục máu đông trong mạch máu.
Theo Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ, nghiên cứu tổng hợp ở nước này trên 30.000 bệnh nhân cho thấy, sử dụng GDL-5 liên tục trong 4 – 8 tuần giúp kiểm soát tốt tổng lượng cholesterol toàn phần và các thành phần mỡ máu trong cơ thể. GDL-5 có tác dụng điều hòa men HMG-CoA, làm giảm sự tổng hợp và gia tăng thoái giáng men này, từ đó làm giảm sự tổng hợp cholesterol. Cơ chế này an toàn vì không ức chế trực tiếp lên men HMG-CoA. Đồng thời GDL-5 làm tăng hoạt hoá các LDL receptor tế bào, tăng gắn kết các LDL vào receptor, cải thiện việc vận chuyển LDL vào trong tế bào và thúc đẩy sự chuyển hoá cholesterol giúp tế bào sử dụng cholesterol hiệu quả. Qua đó, GDL-5 làm giảm đáng kể số lượng LDL-c, tạo điều kiện hình thành HDL-c trong máu. Đây là cơ chế quan trọng giúp điều hoà các thành phần mỡ máu, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng xơ vữa và cao huyết áp, phòng ngừa nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những người có nguy cơ, ngoài theo dõi huyết áp thường xuyên cũng nên thực hiện chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no; hạn chế uống rượu, bia; ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá và tăng cường hoạt động thể lực để “chung sống hòa bình” và khoẻ mạnh với THA và phòng ngừa nhồi máu cơ tim.
PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
Giảng viên ĐH Y dược TPHCM