11/01/2025

Tiền về nơi đâu?

Tiền về nơi đâu? – một vlog được thực hiện bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh nhưng đánh động đến vấn đề hoàn toàn nghiêm túc đang gây chú ý trong cộng đồng mạng với hơn 71.000 lượt người xem trên YouTube, gần 5.000 lượt chia sẻ trên Facebook.

Tiền về nơi đâu?

 

 

Tiền về nơi đâu? – một vlog được thực hiện bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh nhưng đánh động đến vấn đề hoàn toàn nghiêm túc đang gây chú ý trong cộng đồng mạng với hơn 71.000 lượt người xem trên YouTube, gần 5.000 lượt chia sẻ trên Facebook.

 

 

Tiền về nơi đâu? - ảnh 1Giới trẻ muốn thúc đẩy chuyện minh bạch ngân sách nhà nước – Ảnh: T.L
Tiền về nơi đâu? - ảnh 2Ảnh: cắt ra từ clip
Vlog được thực hiện nhằm khởi động cho chiến dịch Tớ đố cậu biết (Todocabi) – sử dụng nghệ thuật để truyền đạt thông điệp về chủ đề: Minh bạch ngân sách nhà nước tới giới trẻ. Đáng ngạc nhiên, những người thực hiện vlog này là các bạn trẻ thuộc thế hệ 9X của nhóm Ếch Phu Hồ.
“Hàng nghìn tỉ chi cho bảo tàng không ai đến”
 
 
“Tôi cho đây là chiến dịch tốt, tác động, đánh thức nhận thức và tư duy để mọi người thấy ngân sách là câu chuyện quan trọng. Ngân sách nhà nước gắn với lợi ích của từng người, do mọi người góp nên. Việc chi thế nào vì thế rất cần được quan tâm và để những người có trách nhiệm, không để cái chi đấy rơi vào lãng phí, tham nhũng. Đây là sáng kiến của một nhóm bạn rất trẻ. Trước hết họ đã nhận thức sau khi được nghe, được đọc. Họ đã nói đây là nhiệm vụ của giới trẻ, riêng điều đó đã cho thấy sự tự giác của những người trẻ. Trong khi hiện nay, những bạn trẻ hay bị đánh giá là thờ ơ với thời cuộc, ích kỷ lo cho mình, còn ham chơi, thì những việc làm của họ đã chứng minh giới trẻ không giống như những gì dư luận đang suy nghĩ”.
GS-TS ĐẶNG HÙNG VÕ
“Tôi rất muốn chia sẻ để nhiều người biết đến chiến dịch. Đó không chỉ là sự sáng tạo mà còn nâng cao nhận thức về vùng tối mà bình thường chúng ta ít đụng đến. Chiến dịch có cuộc thi Bịt một mắt, cái tên này gợi đến hình ảnh ẩn dụ rằng chúng ta biết rất ít về ngân sách nhà nước nhưng tôi cho rằng chúng ta còn biết ít cả hơn một mắt. Tôi sẽ vẽ một bức tranh để thể hiện sự ít đấy”.
Hoạ sĩ ĐỖ HỮU CHÍ (Bút Chì)
 

Vlog Tiền về nơi đâu? tổng hợp và phân tích các thông tin lấy từ các nguồn số liệu, báo chí rất đáng suy ngẫm, đó là việc VN không chỉ có những con đường lát sỏi, đá mà có cả những con đường “dát vàng”, “dát bạc” đắt nhất thế giới, đó là việc hàng chục tỉ đồng chi cho bộ phim không người xem, đó là việc hàng nghìn tỉ đồng chi cho bảo tàng không người đến… Những lãng phí đó cùng có điểm chung là sử dụng tiền từ ngân sách nhà nước, trong khi, 90% ngân sách nhà nước được đóng góp bằng tiền thuế. Nhưng từ trước đến nay, người dân lại chưa được biết tiền của mình được thu, chi cụ thể ra như thế nào. Vlog đẩy người xem vào những câu hỏi: tiền của chúng ta được dùng để làm gì? Tiền của chúng ta bị lãng phí thế nào?

“Chúng tôi được biết vào tháng 6 năm nay, Quốc hội sẽ tổ chức kỳ họp, trong đó bàn về việc thông qua dự thảo sửa đổi luật Ngân sách, chính thức xem xét thông qua khuyến nghị công khai phương án phân bổ ngân sách nhà nước trước khi phê duyệt ở tất cả các cấp sửa đổi vào điều 15 bộ luật Ngân sách. Chiến dịch Todocabi ra đời để ủng hộ việc thông qua khuyến nghị. Chúng tôi muốn cộng đồng và những bạn trẻ như chúng tôi quan tâm, cùng lên tiếng về quyền lợi của mình trong vấn đề minh bạch ngân sách nhà nước”, Nguyễn Bá Phương, một thành viên của nhóm chia sẻ.
Trước vlog Tiền về nơi đâu?, nhóm Ếch Phu Hồ đã được biết đến và gây “sốt” trong cộng đồng mạng với các vlog chia sẻ kiến thức. “Chúng tôi đã nghĩ rằng người trẻ cũng cần có kiến thức về chính sách của nhà nước”, Phương nói. Và nhóm bắt đầu thực hiện chiến dịch Todocabi với sự hỗ trợ tài chính của Tổ chức phi chính phủ quốc tế Oxfarm.
Tiếng nói từ những người trẻ
Chiến dịch Todocabi bắt đầu từ ngày 3.5 và sẽ kết thúc vào ngày 3.6, được chia thành hai giai đoạn với nhiều hoạt động khác nhau. Ếch Phu Hồ đã nghĩ nghệ thuật như một cách thức sáng tạo để thu hút người trẻ, từ đó chuyển tải những vấn đề mang tính vĩ mô của đất nước gây thích thú cho họ. Nhóm tổ chức thi vẽ tranh, ra mắt bộ truyện tranh tương tác Bịt một mắt.
Đáng nói, chiến dịch có sự đồng lòng ủng hộ và giúp đỡ của nhiều nghệ sĩ cùng các chuyên gia. Chiến dịch của nhóm bạn trẻ 9X này đã nhận được sự quan tâm của GS-TS Đặng Hùng Võ – nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường, TS Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, TS Lê Đặng Hoàng Giang – Phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ cộng đồng và nghiên cứu phát triển (CECODES)… Cùng với đó, nhiều hoạ sĩ trẻ đang được cộng đồng chú ý như Nguyễn Thành Phong – tác giả cuốn sách Sát thủ đầu mưng mủ, Đỗ Hữu Chí (Bút Chì) – một trong những thành viên đã sáng lập dự án Toa tàu, Thu Ngân – người đang được cộng đồng mạng yêu thích với những câu chuyện, hình vẽ dễ thương trên trang Facebook Bít Tất biết tất… cũng tham gia trong chiến dịch này.

Ngọc An