08/09/2024

Đức Thánh Cha bênh vực người nghèo tại Thượng đỉnh Mỹ châu

VATICAN – Đức Thánh Cha kêu gọi các nước giàu đừng nghĩ rằng để cho người nghèo được hưởng những mảnh bánh vụn rơi từ bàn ăn của mình là đủ rồi. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ châu kỳ 7, nhóm tại Thành phố Panama trong 2 ngày 10 và 11-4-2015 với sự tham dự của 37 vị nguyên thủ quốc gia, trong đó lần đầu tiên có Chủ tịch Raul Castro của Cuba và ông đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ.

Đức Thánh Cha bênh vực người nghèo tại Thượng đỉnh Mỹ châu
 

VATICAN – Đức Thánh Cha kêu gọi các nước giàu đừng nghĩ rằng để cho người nghèo được hưởng những mảnh bánh vụn rơi từ bàn ăn của mình là đủ rồi.


Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong sứ điệp gửi Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ châu kỳ 7, nhóm tại Thành phố Panama trong 2 ngày 10 và 11-4-2015 với sự tham dự của 37 vị nguyên thủ quốc gia, trong đó lần đầu tiên có Chủ tịch Raul Castro của Cuba và ông đã có cuộc gặp gỡ lịch sử với Tổng thống Barack Obama của Hoa Kỳ.

Sứ điệp của ĐTC đã được ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, tuyên đọc tại Hội nghị, qua đó ngài cầu xin Thiên Chúa cho Hội nghị, “nhờ sự chia sẻ các giá trị chung, đạt tới những quyết tâm cộng tác trong lĩnh vực quốc gia hoặc miền, đương đầu thực tế với các vấn đề và truyền đạt niềm hy vọng”. ĐTC cho biết ngài hoàn toàn đồng ý với chủ đề Hội nghị Thượng đỉnh là “Thịnh vương trong công bằng: thách đố cộng tác tại Mỹ châu”. 

Ngài viết: “Tôi xác tín rằng sự sự chênh lệch, phân phối bất công sự giàu sang và tài nguyên, chính là nguồn mạch gây ra những xung đột và bạo lực nơi các dân tộc, vì nó giả thiết rằng sự tiến bộ của một số người được kiến tạo bằng sự nhất thiết hy sinh của những người khác, và để có thể sống xứng đáng, thì phải chiến đấu chống lại người khác. Sự sung túc đạt được như thế là điều bất công từ cội rễ và xúc phạm đến phẩm giá con người.”

ĐTC cũng nhận xét rằng “thách đố lớn trên thế giới ngày nay là hoàn cầu hoá tình liên đới và tình huynh đệ thay vì thứ hoàn cầu hoá sự kỳ thị và dửng dưng, và bao lâu người ta chưa đạt được một sự phân phối đồng đầu các tài nguyên phong phú thì sẽ không giải quyết được những tai ương trong xã hội chúng ta” (x. Evangelii Gaudium 202).

ĐTC ghi nhận trong nhưng năm gần đây nhiều nước đạt được sự tiến bộ kinh tế mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều nước khác ở trong tình trạng nghèo đói. Hơn nữa, trong các nước đang lên, đa số dân không được hưởng sự tiến bộ kinh tế chung, và thường thì hố chia cách giữa người giàu và người nghèo trở nên sâu rộng hơn. Ngài phê bình lý thuyết sai lầm gọi là “những giọt nước rơi” và sự “tràn ra thuận lợi” (x. Evangelii Gaudium 54): hy vọng những người nghèo nhặt được những mẩu bánh vụn rơi từ bàn ăn của người giàu, đó là điều sai lầm. Cần có những hoạt động trực tiếp bênh vực những người kém may mắn nhất, quan tâm tới những người bé bỏng nhất trong một gia đình, phải là ưu tiên của các chính quyền. Giáo Hội luôn bảo vệ sự thăng tiến con người cụ thể (Centesimus annus 46), chăm sóc các nhu cầu của họ và giúp họ cơ hội phát triển.

Trong sứ điệp, ĐTC đặc biệt lưu ý vấn đề di cư. Sự chênh lệch quá lớn về cơ hội giữa một số nước khiến cho nhiều người buộc lòng phải rời bỏ quê hương, gia đình của mình, và họ dễ trở thành con mồi cho nạn buôn người và lao động như nô lệ, không được quyền lợi cũng chẳng được công lý… Đó là những tình trạng trong đó nếu chỉ duy trì luật lệ để bảo vệ các quyền căn bản của con người thì không đủ… Trong những tình trạng ấy, luật lệ mà không có lòng từ bi thương xót, thì không đáp ứng công lý. (SD 11-4-2015)