09/01/2025

Phòng bệnh cho trẻ em

Thời điểm giao mùa xuân – hè không còn giá rét nhưng nhiệt độ trong ngày rất chênh lệch, như thể trong ngày có đủ 4 mùa, se lạnh vào sáng sớm và đêm.

 

Phòng bệnh cho trẻ em

 

 

Thời điểm giao mùa xuân – hè không còn giá rét nhưng nhiệt độ trong ngày rất chênh lệch, như thể trong ngày có đủ 4 mùa, se lạnh vào sáng sớm và đêm. Có lúc nóng bừng lên cùng với độ ẩm cao khiến cơ thể rất khó thích ứng. Chính vì thế, việc sơ ý không giữ ấm được cơ thể rất dễ xảy ra, nhất là vào buổi sáng, chiều muộn và đêm. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất, có nguy cơ bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết đã ấm hơn.


 

Thời điểm giao mùa xuân - hè không còn giá rét nhưng nhiệt độ trong ngày rất chênh lệch, như thể trong ngày có đủ 4 mùa, se lạnh vào sáng sớm và đêm. Có lúc nóng bừng lên cùng với độ ẩm cao khiến cơ thể rất khó thích ứng. Chính vì thế, việc sơ ý không giữ ấm được cơ thể rất dễ xảy ra, nhất là vào buổi sáng, chiều muộn và đêm. Trẻ em là đối tượng nhạy cảm nhất, có nguy cơ bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết đã ấm hơn. Cũng do khí hậu thay đổi liên tục trong ngày nên hệ hô hấp rất vất vả. Lúc thì phải co mạch, lúc thì phải giãn mạch, lúc thì phải tăng tiết, lúc thì phải giảm tiết làm cho dễ đổ bệnh. Ngoài ra, khí hậu ấm, ẩm do ánh nắng yếu ớt trong khi độ ẩm rất cao là mùa bùng nổ của các loại vi rút như vi rút quai bị, vi rút sởi, vi rút cúm. Trong môi trường đông người, qua tiếp xúc gần, các vi rút này rất dễ phát tán. Nếu chưa có miễn dịch (do chưa được tiêm phòng, chưa từng mắc bệnh), trẻ khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh. Biện pháp căn bản đầu tiên là phải giữ ấm. Cần nhất giữ ấm ở cổ, tai, ngực và chân. Nếu để trẻ bị lạnh ở ngực và cổ thì dễ bị viêm phế quản. Nếu bị lạnh ở tai, dễ chuyển thành viêm họng, viêm amidan, viêm tai. Nếu để lạnh ở chân sẽ dễ ho ban đêm hoặc ho dị ứng. Tiếp theo cần tránh gió. Có nhiều biện pháp làm điều này: khi đi lại với quãng đường xa, không nên cho trẻ đi bằng xe gắn máy kẻo nhiễm khói, bụi và nhiễm lạnh. Khi đi gần nhớ che chắn, đội mũ cho trẻ. Một chiếc khăn mỏng trùm mặt và đầu em bé có tác dụng cản gió rất tốt. Thứ đến, giữ sạch bàn tay và đồ chơi. Đa phần các bệnh vi rút sẽ lây lan theo đường hô hấp và đường tiêu hóa. Nếu giữ sạch bàn tay thì sẽ tránh được các mầm bệnh lây từ tay theo lên mũi và miệng. Như vậy sẽ giảm nhiễm bệnh. Đồ chơi dưới sàn nhà cũng cần giữ vệ sinh. Định kỳ 2 - 3 ngày vệ sinh 1 lần và phải phơi dưới nắng ít nhất 30 phút. Không cho trẻ chơi các đồ chơi rơi dưới gầm bàn, tủ hoặc ghế. Không nên lạm dụng tắm nắng. Tắm nắng là để hấp thụ vitamin D. Tắm nắng cần lộ trần cơ thể. Nếu để trần cho trẻ nhỏ, có thể bị nhiễm lạnh trước khi kịp hấp thu vitamin D. Chỉ nên thực hiện tắm nắng vào những lúc trời lặng gió. Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl ngay khi trẻ khụt khịt, chảy nước mũi. Biện pháp này tuy rẻ tiền và đơn giản nhưng giúp tẩy bỏ chất bẩn và mầm bệnh xâm nhiễm khi chúng chưa kịp gây bệnh. Một ngày rửa ít nhất 2 lần, sáng ngủ dậy và sau khi đi học hoặc đi chơi về. Với các bệnh đã có vắc xin, gia đình cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng hướng dẫn của nhân viên tiêm chủng để trẻ được phòng bệnh chủ động. BS Yên Lâm PhúcRửa tay sạch sẽ giúp tránh được các mầm bệnh lây từ tay theo lên mũi 
và miệng – Ảnh: Shutterstock
Cũng do khí hậu thay đổi liên tục trong ngày nên hệ hô hấp rất vất vả. Lúc thì phải co mạch, lúc thì phải giãn mạch, lúc thì phải tăng tiết, lúc thì phải giảm tiết làm cho dễ đổ bệnh. Ngoài ra, khí hậu ấm, ẩm do ánh nắng yếu ớt trong khi độ ẩm rất cao là mùa bùng nổ của các loại vi rút như vi rút quai bị, vi rút sởi, vi rút cúm. Trong môi trường đông người, qua tiếp xúc gần, các vi rút này rất dễ phát tán. Nếu chưa có miễn dịch (do chưa được tiêm phòng, chưa từng mắc bệnh), trẻ khó tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh.
Biện pháp căn bản đầu tiên là phải giữ ấm. Cần nhất giữ ấm ở cổ, tai, ngực và chân. Nếu để trẻ bị lạnh ở ngực và cổ thì dễ bị viêm phế quản. Nếu bị lạnh ở tai, dễ chuyển thành viêm họng, viêm amidan, viêm tai. Nếu để lạnh ở chân sẽ dễ ho ban đêm hoặc ho dị ứng.
Tiếp theo cần tránh gió. Có nhiều biện pháp làm điều này: khi đi lại với quãng đường xa, không nên cho trẻ đi bằng xe gắn máy kẻo nhiễm khói, bụi và nhiễm lạnh. Khi đi gần nhớ che chắn, đội mũ cho trẻ. Một chiếc khăn mỏng trùm mặt và đầu em bé có tác dụng cản gió rất tốt.
Thứ đến, giữ sạch bàn tay và đồ chơi. Đa phần các bệnh vi rút sẽ lây lan theo đường hô hấp và đường tiêu hoá. Nếu giữ sạch bàn tay thì sẽ tránh được các mầm bệnh lây từ tay theo lên mũi và miệng. Như vậy sẽ giảm nhiễm bệnh. Đồ chơi dưới sàn nhà cũng cần giữ vệ sinh. Định kỳ 2 – 3 ngày vệ sinh 1 lần và phải phơi dưới nắng ít nhất 30 phút. Không cho trẻ chơi các đồ chơi rơi dưới gầm bàn, tủ hoặc ghế.
Không nên lạm dụng tắm nắng. Tắm nắng là để hấp thụ vitamin D. Tắm nắng cần lộ trần cơ thể. Nếu để trần cho trẻ nhỏ, có thể bị nhiễm lạnh trước khi kịp hấp thu vitamin D. Chỉ nên thực hiện tắm nắng vào những lúc trời lặng gió.
Nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý NaCl ngay khi trẻ khụt khịt, chảy nước mũi. Biện pháp này tuy rẻ tiền và đơn giản nhưng giúp tẩy bỏ chất bẩn và mầm bệnh xâm nhiễm khi chúng chưa kịp gây bệnh. Một ngày rửa ít nhất 2 lần, sáng ngủ dậy và sau khi đi học hoặc đi chơi về. Với các bệnh đã có vắc xin, gia đình cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đúng hướng dẫn của nhân viên tiêm chủng để trẻ được phòng bệnh chủ động.

BS Yên Lâm Phúc