11/01/2025

‘Thân phận’ của tượng đài

Sau tết, các công trình kiến trúc xưa ở TP.HCM vẫn đang được tiếp tục thi công trùng tu: trụ sở UBND TP, nhà thiếu nhi, bưu điện… Trong khi đó, mảng tượng đài, điểm nhấn quan trọng cho cảnh quan đô thị và nhắc nhở về lịch sử dân tộc gần như bị lãng quên.

 

‘Thân phận’ của tượng đài

 

 

Sau tết, các công trình kiến trúc xưa ở TP.HCM vẫn đang được tiếp tục thi công trùng tu: trụ sở UBND TP, nhà thiếu nhi, bưu điện… Trong khi đó, mảng tượng đài, điểm nhấn quan trọng cho cảnh quan đô thị và nhắc nhở về lịch sử dân tộc gần như bị lãng quên.

 

 

 

Tượng Phú Đổng Thiên Vương bị bao vây giữa “rừng” biển quảng cáo - Ảnh: Quỳnh Trân

Tượng Phú Đổng Thiên Vương bị bao vây giữa “rừng” biển quảng cáo – Ảnh: Quỳnh Trân

Quá cũ kỹ và xuống cấp…

Sáng 8.3, ông Trần Minh Tuấn (60 tuổi, ở thị xã Dĩ An, Bình Dương) đứng lặng hàng giờ trước chợ Bến Thành nhìn về nơi đặt tượng đài Trần Nguyên Hãn trước đây đã không còn nữa mà lòng hụt hẫng, tiếc nuối. Từ xa đến đây để tham quan, ông mới hay biết tượng vị võ tướng trong khởi nghĩa Lam Sơn đánh tan quân Minh xâm lược đã được di dời. Đây là một hình ảnh nằm ngay trung tâm TP, gắn kết với chợ Bến Thành từ lâu đã là biểu tượng của TP.HCM. Bây giờ vị trí này được trang trí lại bằng các bông hoa cách điệu. Công trình nặng nề sắt thép này gần như che khuất tầm nhìn từ phía vòng xoay về ngôi chợ nổi tiếng của Sài Gòn.
 
 

“TP.HCM đang hướng phát triển đô thị sang phía Thủ Thiêm, khu vực này nên cho xây dựng những tượng đài mới cho các tên tuổi nổi tiếng đã có công lao và gắn bó với Sài Gòn xưa: Nguyễn Hữu Cảnh, Lê Quang Định, Ngô Nhân Tịnh, Trịnh Hoài Đức, Võ Trường Toản… Đồng thời theo tôi, nên cho phục dựng lại hai bức tượng Pétrus Ký (nhà văn, nhà báo đầu tiên của VN) và Quách Đàm (người đã xây dựng chợ Bình Tây) nhằm lưu danh lại cho đời sau vì nếu để trong bảo tàng như hiện nay thì không phát huy được hết ý nghĩa”.

 
Huỳnh Văn Mười


– Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM

 

Là người ngoại đạo về nghệ thuật, nhưng BS Trương Quang Định – Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2, mỗi khi đi ngang qua cột tháp hồ Con Rùa, ông dừng lại đứng trầm ngâm suy nghĩ. BS Định cho biết: “Tôi rất tiếc cho một công trình đẹp và đáng trân trọng như thế lại bị bỏ mặc xuống cấp theo thời gian. Đau lắm chứ”.

Khi Pháp xâm lược nước ta đã tiến hành tạc tượng và tượng đài gắn với các công thự và công viên ở Sài Gòn: Nhà hát Lớn, tượng đài con Cóc ở vườn hoa Diên Hồng, tượng trang trí và tượng đài trước dinh Thống đốc Nam kỳ (Bảo tàng TP), Toà án nhân dân TP, Tòa thị chính (UBND TP) và nhà thờ Đức Bà.
Tới thập niên 60 thế kỷ trước, Sài Gòn bắt đầu tiếp cận với nền văn hoá phương Tây và làm quen với nghệ thuật điêu khắc đã tập trung làm hàng loạt tượng đài những vị anh hùng dân tộc: Trần Hưng Đạo (cuối đường Hai Bà Trưng), Phù Đổng Thiên Vương (đặt ở ngã sáu Sài Gòn), Trần Nguyên Hãn (trước chợ Bến Thành), Lê Lợi (bùng binh Cây Gõ), Phan Đình Phùng (trước Bưu điện Chợ Lớn), Quang Trung – Nguyễn Huệ (trước chợ Nguyễn Tri Phương), An Dương Vương (giao giữa đường Nguyễn Tri Phương – Ngô Gia Tự), tượng đài công cộng biểu tượng có hồ Con Rùa (ngay vòng xoay Trần Cao Vân – Phạm Ngọc Thạch – Võ Văn Tần).
Sau ngày 30.4.1975, ở TP.HCM đã cho xây dựng gần 30 tượng đài mới. Tuy nhiên, chỉ có một vài tượng được đặt tại các giao lộ: tượng đài Công nhân ở ngã bảy Q.10, tượng đài Củ Chi đất thép và đặc công rừng Sác ở Cần Giờ. Còn hầu hết đặt trong công viên có hàng rào bao bọc, hoặc ở những khu di tích vùng sâu, vùng xa nên nhiều tượng đài theo thời gian bị xuống cấp nghiêm trọng.
Cần phải nhanh chóng tu bổ hoặc xây mới
Nhà thơ Lê Minh Quốc bức xúc: “Đi trên các con đường TP hiện nay, khó có thể ưng ý, trầm trồ với các tượng đài đang hiện hữu. Thêm một điều rất đáng lo nữa là tượng danh nhân VN đang thuộc vào hàng “của hiếm”. Ngoài các nhân vật được dựng trước giải phóng, hầu như đến nay vẫn chưa có nhiều tượng mới… Trong khi đó, tượng điêu khắc không chỉ góp phần tích cực tạo nên “hồn vía” một không gian đô thị mà còn tác động đến thẩm mỹ của công chúng”.
Tượng Trần Nguyên Hãn di dời để lại một công trình che khuất gần hết mặt tiền trước chợ Bến Thành

Tượng Trần Nguyên Hãn di dời để lại một công trình che khuất gần hết mặt tiền trước 
chợ Bến Thành

Ông Huỳnh Văn Mười – Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, cho rằng: Cần phải nhanh chóng quy hoạch lại hệ thống tượng đài ở TP.HCM đang già cỗi và không còn phù hợp, như một chiếc áo đã quá chật giữa một không gian đô thị mới đang từng ngày phát triển. Có thể chia thành từng mảng riêng biệt: chính trị, lãnh tụ, văn hoá, danh nhân… Phần nào nhà nước giữ lại đầu tư, phần còn lại nên xã hội hóa để giảm bớt ngân sách. Hiện nay lĩnh vực tượng trang trí, danh nhân… rất nhiều tư nhân, dòng họ hoặc địa phương muốn xây dựng thì cũng nên tạo điều kiện cho họ làm, không nên “ôm” làm gì.
Điều đáng buồn là trong lúc một số tượng đài đang được công chúng yêu thích hoặc quen thuộc đang buộc phải di dời, phục vụ cho quá trình phát triển của TP thì đa phần tượng còn lại cũng bị những biển quảng cáo khủng “nuốt chửng”. Việc lưu thông xe cộ quá đông đúc, trong một diện tích đường sá nhỏ hẹp cũng làm cho tầm nhìn luôn bị che khuất, khiến cho việc thưởng lãm tượng đài của người dân hầu như không có.

Lê Công Sơn