10/01/2025

Tịch thu xe của tài xế uống rượu bia có khả thi ?

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia vừa có đề xuất Chính phủ về việc phạt nặng, tịch thu phương tiện đối với một số hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông và ảnh hưởng kết cấu hạ tầng…, trong đó có hành vi người uống rượu bia lái xe.

 

Tịch thu xe của tài xế uống rượu bia có khả thi ?

 

 

Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia vừa có đề xuất Chính phủ về việc phạt nặng, tịch thu phương tiện đối với một số hành vi có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông và ảnh hưởng kết cấu hạ tầng…, trong đó có hành vi người uống rượu bia lái xe.

 

 

Tịch thu xe của tài xế uống rượu bia có khả thi ?CSGT kiểm tra nồng độ cồn của tài xế – Ảnh: Ngọc Thắng
Phạt cả lái xe lẫn chủ phương tiện
 
Bắt đoàn xe chở quá tải 155 – 239%
Khoảng 14 giờ ngày 3.3, nhận được tin báo có đoàn xe chở hàng quá tải trọng đang di chuyển trên đường tỉnh 399 thuộc H.Kinh Môn (Hải Dương), trạm kiểm tra tải trọng xe phối hợp Thanh tra Sở GTVT Hải Dương yêu cầu đưa 7 phương tiện về trạm kiểm tra tải trọng. Kết quả cả 7 xe đều chở hàng quá tải, từ 155 – 239%. Lực lượng chức năng lập biên bản vi phạm, phạt tiền tổng cộng 188,5 triệu đồng, tước GPLX 3 tháng các lái xe; đồng thời buộc các phương tiện phải hạ toàn bộ phần hàng chở quá tải mới cho lưu thông.   
 
 

Cụ thể, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 8 – 15 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) 6 tháng nếu có nồng độ cồn đến 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở; phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX 12 tháng nếu nồng độ cồn trong máu từ 50 – 80 mg/100 ml hoặc 0,25 – 0,4 mg/lít khí thở, phải thi lại nội dung luật Giao thông đường bộ trước khi được cấp lại GPLX; nồng độ cồn trong máu trên 80 mg/100 ml hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX 24 tháng và bị tịch thu phương tiện, phải thi lại nội dung luật Giao thông đường bộ.

Tương tự, người điều khiển xe máy sẽ bị tịch thu phương tiện, tước GPLX 24 tháng nếu bị phát hiện có nồng độ cồn trên 80 mg/100 ml máu hoặc quá 0,4 mg/lít khí thở; bị phạt tiền 4 – 5 triệu đồng và tước GPLX 12 tháng nếu có nồng độ cồn 50 – 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 – 0,4 mg/lít khí thở, phải thi lại nội dung luật Giao thông đường bộ.
Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cũng đề xuất tịch thu xe thô sơ, xe máy, xe đạp điện nếu đi vào đường cao tốc có biển cấm… Ngoài xử phạt người lái xe, chủ phương tiện để người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện vi phạm những lỗi trên cũng bị phạt tiền từ 40 – 80 triệu đồng hoặc bị tịch thu phương tiện nếu không nộp phạt.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó chủ tịch Uỷ ban ATGT quốc gia, cho biết lý do đưa ra kiến nghị trên là tình hình trật tự ATGT tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt số người tử vong do TNGT trong dịp tết vừa qua tăng so với cùng kỳ, nhiều vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do người điều khiển phương tiện vi phạm quy định về nồng độ cồn; xuất hiện tình trạng người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ tham gia giao thông trên đường cao tốc uy hiếp nghiêm trọng ATGT. “Uỷ ban cho rằng những kiến nghị xử lý vi phạm hành chính là những việc rất cấp bách cần phải làm ngay, tuỳ vào tình hình Chính phủ cho sửa đổi Nghị định 171/2013 hoặc ban hành nghị định mới”, ông Hùng nói.
Phát sinh nhiều rắc rối
Trao đổi với PV Thanh Niên, nhiều chuyên gia pháp lý ủng hộ đề xuất phạt nặng người vi phạm, nhưng băn khoăn với quy định tịch thu phương tiện. Đại tá Trần Thế Quân, Cục phó Cục Pháp chế, cải cách thủ tục hành chính và tư pháp (Bộ Công an), nhìn nhận quy định về tịch thu phương tiện đã có trong luật Xử phạt vi phạm hành chính nhưng việc thực hiện trên thực tế đang gặp khó khăn bởi phương tiện nhiều khi không thuộc sở hữu của người vi phạm. “Chúng ta đã quy định tịch thu phương tiện của những người đua xe nhưng rồi không tịch thu được vì xe là của bố mẹ người vi phạm. Do vậy, tôi cho rằng cần phải tính toán biện pháp này thật kỹ, phù hợp với các nguyên tắc tịch thu phương tiện theo luật”, đại tá Quân nói.
Luật sư Phạm Văn Phất, Đoàn luật sư TP.Hà Nội, cũng cho rằng nếu đề xuất được thực hiện sẽ nảy sinh nhiều tình huống pháp lý. “Đơn cử, tài xế taxi uống rượu bia bị tịch thu phương tiện là tài sản của công ty, trong khi công ty đó quy định tài xế phải chấp hành quy định pháp luật thì rõ là có oan cho công ty”, ông Phất nói. Còn luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM, cho rằng không nên áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vào đường cao tốc. “Nên tăng mức phạt tiền hiện nay để đảm bảo tính răn đe của pháp luật, phù hợp với thực tiễn. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy phạt nặng các hành vi nhẹ sẽ giảm các hành vi nặng. Ví dụ ở Mỹ, một số hành vi vi phạm ATGT có thể bị phạt hành chính 3.000 – 5.000 USD khiến người ta không dám vi phạm”, ông Hậu nói.
Đề xuất thiếu căn cứ
Luật sư Phan Trung Hoài, Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ quyền lợi luật sư – Liên đoàn Luật sư VN, cho rằng đề xuất tịch thu phương tiện nói trên chưa đảm bảo căn cứ pháp lý. Theo ông Hoài, việc xử phạt vi phạm người điều khiển phương tiện là có căn cứ, nhưng nếu phương tiện đó không thuộc quyền sở hữu của người điều khiển thì sẽ vi phạm quy định về chịu rủi ro về tài sản.
Một cán bộ tư pháp tại TP.HCM cũng cho rằng đề xuất trên không phù hợp quy định mọi công dân có quyền sở hữu tài sản trong bộ luật Dân sự. “Luật không cấm công dân cho mượn, thuê phương tiện và thủ tục cho mượn, thuê này đúng pháp luật. Vậy lấy lý do gì để tịch thu xe của chủ sở hữu khi họ không biết, không thể quản được người mượn, thuê xe làm gì. Tinh thần đề xuất là tốt nhằm giảm TNGT, nhưng phải hợp lý, tránh tuỳ tiện, lạm quyền. Nên phòng ngừa bằng chính sách giáo dục, vận động chứ không phải cứ chờ uống rồi ngồi thổi vào phạt, tịch thu phương tiện”, vị cán bộ này nói.    
Phan Thương

Thái Sơn