27/11/2024

Ăn uống ở người bệnh cường giáp

Các triệu chứng của cường giáp là tim đập nhanh hoặc thất nhịp, căng thẳng hay lo âu, hồi hộp, xuống cân, mệt mỏi hoặc yếu cơ, run tay run chân, tính khí thất thường, kinh nguyệt không đều, mắt lồi, phì đại tuyến giáp, da khô, mất ngủ…

 

Ăn uống ở người bệnh cường giáp

 

 

Các triệu chứng của cường giáp là tim đập nhanh hoặc thất nhịp, căng thẳng hay lo âu, hồi hộp, xuống cân, mệt mỏi hoặc yếu cơ, run tay run chân, tính khí thất thường, kinh nguyệt không đều, mắt lồi, phì đại tuyến giáp, da khô, mất ngủ…

 

 

 

Ăn uống ở người bệnh cường giáp - ảnh 1
Ăn uống ở người bệnh cường giáp - ảnh 2Người mắc bệnh cường giáp nên hạn chế thịt đỏ, hải sản giàu i ốt… – Ảnh: Shutterstock

Một khi mắc bệnh cường giáp, bạn cần tránh hoặc hạn chế ăn một số loại thực phẩm sau đây:

Thực phẩm giàu i ốt. I ốt làm tăng hoạt động của tuyến giáp, do đó cần tránh các loại thực phẩm có chứa i ốt. Bạn nên tránh ăn rong biển, tảo bẹ và một số loại hải sản giàu i ốt khác.

Caffeine: Không thể thiếu trong danh sách các loại thực phẩm cần tránh khi bị cường giáp. Caffeine kích thích tuyến giáp tiết quá nhiều hormone thyroxin, làm bộ máy cơ thể chạy nhanh bất thường, dẫn đến toả nhiều nhiệt nên người lúc nào cũng nóng nảy, khó chịu. Vì thế, bạn cần tránh dùng các chất kích thích như cà phê, đường hoặc thực phẩm chứa caffeine. Thay thế đồ uống chứa caffeine bằng nước lọc hoặc nước ép trái cây.

Sữa tươi nguyên kem: Uống nhiều sữa tươi nguyên kem không tốt cho tuyến giáp. Thay vào đó, bạn có thể uống sữa tách kem, thường tốt cho sức khỏe và lại dễ tiêu hoá.

Các chế phẩm từ sữa: Ở một số người, bệnh cường giáp khiến cơ thể không dung nạp lactose hoặc không có khả năng tiêu hóa sữa hoặc các sản phẩm từ sữa. Hãy tránh các sản phẩm từ sữa nếu bạn hay bị khó tiêu, đầy hơi hoặc mệt mỏi sau khi uống sữa, ăn phô mai, kem và sữa chua.

Bột: Bột chứa ít dưỡng chất và lại khó tiêu hóa hơn so với ngũ cốc nguyên hạt. Đây cũng là loại thực phẩm có đường huyết cao và có thể ảnh hưởng lượng đường cũng như hormone trong máu. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có thể khôi phục lại mức độ hormone khỏe mạnh trong cơ thể, bao gồm cả hormone ở tuyến giáp. Tránh ăn mì ống, bánh mì… Chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh nhân cường giáp bao gồm gạo lứt, lúa mạch, bánh từ lúa mì…

Đường: Bạn cũng cần tránh đường mía, si rô bắp có đường fructose cao. Chúng thêm calo và đường vào thực phẩm và gây đột biến lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu cao có thể làm tăng mức độ hồi hộp ở những người bị cường giáp. Tránh thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, thạch mứt…

Thịt đỏ: Thường có hàm lượng cao cholesterol và chất béo bão hoà nên bạn cần loại bớt. Ăn nhiều thịt đỏ khi bị cường giáp có thể gây bệnh tim và bệnh tiểu đường dạng 2. Giảm lượng thịt đỏ có thể giúp giảm các triệu chứng của cường giáp.

Dầu thực vật hydro hoá: Loại dầu này thường được sử dụng trong nhiều mặt hàng thực phẩm thương mại. Đây là những nguồn giàu chất béo chuyển hoá, có thể gây hại đến lượng cholesterol tốt trong cơ thể và làm trầm trọng thêm các triệu chứng cường giáp. Tránh ăn bánh quy giòn, bơ thực vật…

Chất cồn: Uống rượu bia có thể phá vỡ mức năng lượng và làm trầm trọng thêm các vấn đề về giấc ngủ liên quan tới cường giáp. Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ loãng xương ở những người bị cường giáp. Hạn chế hoặc tránh rượu, bia, cocktail và các đồ uống có cồn khác.

Nhất Linh