27/11/2024

Cao tốc kẹt xe

Sáng 27 tết, khi ô tô bắt đầu ùn tắc kéo dài trước trạm thu phí trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, một tấm băng rôn đã được treo lên vội vã với nội dung: “Chúng tôi xin lỗi vì đã làm mất thời gian của quý khách”.

 

Cao tốc kẹt xe

 

 

Sáng 27 tết, khi ô tô bắt đầu ùn tắc kéo dài trước trạm thu phí trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương, một tấm băng rôn đã được treo lên vội vã với nội dung: “Chúng tôi xin lỗi vì đã làm mất thời gian của quý khách”.

 

 

Cảnh kẹt xe trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương ngày 15.2.2015 (đoạn qua Trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa, H.Châu Thành, Tiền Giang)Cảnh kẹt xe trên đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương ngày 15.2.2015 (đoạn qua Trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa, H.Châu Thành, Tiền Giang) – Ảnh: Thanh Nga

Có mặt tại khu vực này vào thời điểm đó, PV Thanh Niên đã chứng kiến đoàn xe ô tô từ TP.HCM về các tỉnh miền Tây đã bị “dồn cục” kéo dài hàng ki lô mét, nhiều lái xe đã tỏ ra bực bội khó chịu vì đi đường cao tốc cuối cùng cũng thành chậm.

Ùn tắc trầm trọng

Trao đổi với PV hôm qua, đại diện Hãng xe Phương Trang cho biết vào ngày mùng 4 tết (22.2), tại khu vực trước Trạm thu phí Thân Cửu Nghĩa (đường cao tốc Trung Lương – TP.HCM) cũng xảy ra cảnh ùn tắc trầm trọng, xe nối đuôi nhau chờ rất lâu mới qua được trạm thu phí.

 
 

Ga Diêu Trì “cháy” vé

 

Ông Lê Anh Tú, Phó giám đốc Công ty cổ phần Bến xe khách Bình Định, kiêm Trưởng bến xe khách trung tâm Quy Nhơn, cho biết hôm qua lượng hành khách đổ về bến xe tăng khoảng 150% so với ngày thường. Dự kiến từ mùng 6 đến mùng 10, lượng khách đi tuyến Quy Nhơn – TP.HCM và các tỉnh phía nam sẽ tiếp tục tăng cao. Tại ga Diêu Trì, trong ngày lượng hành khách đổ về nhà ga đi tàu đã bắt đầu tăng, với khoảng 2.000 hành khách. Trong đó, có hơn 1.000 khách đi vào các tỉnh phía nam. Đến thời điểm này, ga Diêu Trì đã bán hết vé từ Diêu Trì đi TP.HCM của tất cả các đoàn tàu từ nay đến ngày 5.3, kể cả các ghế phụ.

 

 

Trong khi đó, đại diện đơn vị thu phí (Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh) giải thích, số làn xe vào đường cao tốc tại trạm thu phí chỉ có 3, trong khi có 6 làn ra, vì xe vào chỉ cần dừng nhanh lấy thẻ trong khi xe ra phải dừng để trả thẻ, thanh toán phí. Những ngày này, do xe theo hướng từ TP.HCM – Trung Lương ít hơn hướng ngược lại nên trạm sử dụng 1 làn ra làm làn cho xe vào, tăng số lượng làn vào lên 4 làn. Ngoài ra, trạm bố trí nhân viên ngồi tại các cabin ở mỗi làn đường để bấm thẻ giùm cho tài xế, giúp cho xe qua trạm nhanh hơn. Nhân viên trạm thu phí cũng chuẩn bị sẵn mấy ngàn thẻ, chủ động phát thủ công cho xe qua nhanh hơn, nhằm hạn chế tình trạng ùn xe.

Trước đó, vào ngày 28 tết, lượng xe gắn máy trên QL1 quá đông, không còn chỗ cho ô tô chạy nên CSGT điều tiết cho ô tô chạy vào đường cao tốc, dẫn đến tình trạng ùn xe tại Trạm thu phí Chợ Đệm. Theo ghi nhận của chúng tôi, cùng quy mô như nhau, nhưng đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương hiện chỉ có 9 làn thu phí, trong khi đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây có đến 14 làn thu phí. Đơn vị thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương đã kiến nghị mở thêm 3 làn nữa, nâng số làn thu phí lên 12 làn, nhưng vào thời điểm cần “mở” nhất là cao điểm tết vừa qua thì lại chưa mở.

Ở cửa ngõ miền Đông, trên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây hôm qua xe lưu thông khá thông suốt. Tại Trạm thu phí Dầu Giây có 2 tổ nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn, điều tiết các xe chạy vào từng làn thu phí cho hợp lý. Nhân viên điều tiết thừa nhận do đã có lúc xảy ra ùn ứ xe chờ qua trạm thu phí này, nên phải có lực lượng túc trực để hướng dẫn xe.

Kẹt xe QL có thể nghiêm trọng hơn

Trong khi đó, trên QL1 tại khu vực Dầu Giây (tỉnh Đồng Nai) chiều qua xảy ra ùn xe kéo dài hàng ki lô mét trước khi vào đường cao tốc, do rất đông phương tiện lưu thông theo hướng từ Bình Thuận về TP.HCM.

Còn tại trạm thu phí phụ trên QL51 (xã Long Phước, H.Long Thành, Đồng Nai), theo ghi nhận của PV, từ khoảng 15 giờ lượng xe từ Bà Rịa-Vũng Tàu đổ về hướng TP.HCM càng lúc càng nhiều, đặc biệt là ô tô khiến trạm thu phí quá tải. Công ty CP phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đã mở thêm 1 làn thu phí phụ (nâng tổng số lên 4 làn), đồng thời cho nhiều nhân viên tham gia điều tiết giao thông nên mức độ ùn ứ cũng giảm so với ngày trước đó, chỉ kéo dài khoảng 500 m. Vào mùng 4 tết, cũng tại trạm thu phí phụ này đã xảy ra ùn ứ trầm trọng, kéo dài khoảng 4 km theo chiều từ hướng Đồng Nai đi Vũng Tàu, do người dân đổ về biển Vũng Tàu du lịch tăng đột biến.

Trên QL1 hôm qua lượng xe gắn máy từ các tỉnh miền Tây đổ về TP.HCM cũng rất đông. Để tránh bị kẹt xe trên QL1, nhiều người đi xe máy đã đi theo đường dân sinh (cặp theo đường cao tốc) để về TP.HCM. Thậm chí, nhiều xe máy còn đi nhầm… vào đường cao tốc.

Đại diện Hãng xe khách Phương Trang cho biết do xe máy và ô tô đều quá đông nên hướng từ các tỉnh miền Tây về TP.HCM đã xảy ra kẹt xe trên QL1 đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang, nhất là đoạn đi qua thị xã Cai Lậy và đoạn qua khu vực ngã tư Đồng Tâm (TP.Mỹ Tho).

Hôm nay, lượng xe trên QL1 dự báo sẽ còn đông hơn nữa, do có thêm nhiều xe tải của các công ty đã chọn ngày này để khai trương, vì vậy có thể sẽ xảy ra ùn xe nghiêm trọng hơn.

Giá vé xe khách bị “thổi” lên quá cao

Mùng 5 tết, hàng ngàn người dân ở Nghệ An phải rất vất vả mới bắt được xe ra Hà Nội và vào các tỉnh phía nam. Nhiều người đứng dọc hai bên QL1A từ sáng sớm đến trưa vẫn chưa thể đón được xe. Tại Bến xe Vinh, dòng người ùn ùn đổ về mỗi lúc một đông nhưng vé xe tuyến Vinh đi Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM… đã được bán hết từ mấy ngày trước. Ông Nguyễn Đức Tú, Phó trưởng bến xe Vinh, cho biết lượng khách đổ về mua vé ở bến xe này tăng gấp đôi so với những ngày thường. Các doanh nghiệp vận tải hành khách ở Nghệ An và các tỉnh phía bắc tăng giá vé giá 30% so với ngày thường. Một số doanh nghiệp vận tải ở các tỉnh ở phía nam tăng tới 50%, các chủ xe không vào bến “thổi” gấp đôi. 

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, giá vé xe khách tuyến Vinh – Hà Nội được niêm yết tại Bến xe Vinh là từ 170.000 – 200.000 đồng/vé nhưng dọc đường, các nhà xe “hét” giá từ 300.000 – 350.000 đồng/vé; tuyến Vinh – TP.HCM giá niêm yết 845.000 đồng nhưng khách lên xe dọc đường phải trả tới 1,8 triệu đồng/vé.

Tại Quảng Nam, trung tá Phan Thanh Hồng, Phó trưởng phòng CSGT – Công an Quảng Nam, cho biết chỉ trong sáng mùng 5 tết, 8 tổ công tác trên QL1 đã phát hiện, lập biên bản xử lý 13 ô tô khách vi phạm, chủ yếu do chở quá tải. Theo ông Nguyễn Ngọc Châu, Giám đốc Bến xe Quảng Nam, từ mùng 4 đến 16 tháng giêng (22.2 đến hết ngày 6.3) giá cước ô tô liên tỉnh chạy chiều Quảng Nam – TP.HCM được UBND tỉnh cho phép tăng 60% so với giá hiện hành; trong đó loại xe ghế ngồi tăng lên 456.000 đồng/lượt/người, xe chất lượng cao (giường nằm) 592.000 đồng/lượt/người.

Trong khi đó, chiều qua các bến xe Phú Yên đều đầy khách. Trên QL1, nhiều người ngồi chờ xe, đông nhất là khu vực Lù Trầm, TT.Hòa Vinh, H.Đông Hoà, nhưng từ sáng đến chiều vẫn chưa đón được xe vào nam.

Thanh Niên