12/01/2025

Thiếu nhà thiết kế quốc phục Việt

Các người đẹp VN đã bước ra thế giới và có mặt trong hàng top của các cuộc thi sắc đẹp lớn gần 15 năm qua. Thế nhưng đến giờ trang phục truyền thống vẫn chưa được tôn thành bản sắc riêng của VN.

 

Thiếu nhà thiết kế quốc phục Việt

 

 

Các người đẹp VN đã bước ra thế giới và có mặt trong hàng top của các cuộc thi sắc đẹp lớn gần 15 năm qua. Thế nhưng đến giờ trang phục truyền thống vẫn chưa được tôn thành bản sắc riêng của VN.

 

 

Thiếu  nhà thiết kế quốc phục Việt - ảnh 1Diễm Hương trong trang phục truyền thống tại cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2012 
– ảnh: AFP
Thiếu  nhà thiết kế quốc phục Việt - ảnh 2
Những chiếc áo truyền thống VN gây chú ý tại các cuộc thi nhan sắc thế giới  ảnh: T.VNhững chiếc áo truyền thống VN gây chú ý tại các cuộc thi nhan sắc thế giới 
– Ảnh: T.V
Thiếu ý tưởng và chiều sâu
 
 
Thiếu  nhà thiết kế quốc phục Việt - ảnh 4
Chúng ta còn nhầm lẫn giữa một tác phẩm thời trang ấn tượng với một tác phẩm mang biểu tượng văn hoá VN. Sản phẩm được tạo ra một cách vội vàng… Cuối cùng là sự dễ dãi 
trong nhận thức thẩm mỹ của các người đẹp. 
Giống như cho gì thì mặc nấy vậy…
Thiếu  nhà thiết kế quốc phục Việt - ảnh 5
 
Nhà thiết kế Thuận Việt
 

Người viết từng ngồi với các đơn vị giữ bản quyền đưa người đẹp VN ra thế giới cùng các hoa hậu (HH), hoa khôi trước mỗi lần chuẩn bị cuộc thi. Và bao giờ nỗi niềm của họ cũng là khó chọn được nhà thiết kế vì thiếu ý tưởng cho bộ trang phục, thứ góp phần không nhỏ cho sự thắng thua của người đẹp. Khi mà nhiều cuộc thi sắc đẹp thế giới luôn dành một suất cho người có trang phục dân tộc đẹp nhất vào thẳng bán kết.

Dù quan trọng là thế nhưng VN vẫn đang thiếu người có thể làm nên những bộ quốc phục. Các tên tuổi uy tín thường được tín nhiệm nay chỉ còn: Võ Việt Chung, Thuận Việt, Quỳnh Paris, Lê Long Dũng, Lê Thanh Hoà, Tuấn Hải… Một số nhà thiết kế tên tuổi lớn như Sĩ Hoàng, Liên Hương, Minh Hạnh… gần như lui về “an phận”. Đinh Văn Thơ một lần thiết kế cho Hoàng Yến tại HH Hoàn vũ 2009 rồi thôi. Trước đây còn có Việt Hùng, nhưng giờ anh cũng buông tay.
Nhà thiết kế Sơn Collection bày tỏ: “Đã ít người thiết kế, chúng ta còn thiếu ý tưởng và chiều sâu đầu tư cho trang phục dân tộc. Theo tôi, cần cho nhà thiết kế thêm thời gian khi thiết kế cho những người đẹp tham dự các cuộc thi sắc đẹp thế giới. Phải cho họ phác thảo ra nhiều mẫu rồi cùng hợp sức để chọn một. Tôi từng chứng kiến dù mang tên quốc phục nhưng nó chỉ được làm trong 10 ngày, như vậy làm sao đạt đến độ hoàn hảo. Có bộ còn bị lai căng không thể nhận ra đó là của VN”.
Nhà thiết kế Thuận Việt nhấn mạnh: “Chúng ta còn nhầm lẫn giữa một tác phẩm thời trang ấn tượng với một tác phẩm mang biểu tượng văn hoá VN. Sản phẩm được tạo ra một cách vội vàng. Nếu bộ trang phục không phù hợp với tính cách và ngoại hình người mặc cũng làm mất đi tác dụng của nó. Cuối cùng là sự dễ dãi trong nhận thức thẩm mỹ của các người đẹp. Giống như cho gì thì mặc nấy vậy…”. Có lẽ đây là một trong số các lý do làm cho những bộ trang phục mất dần đi nét riêng, ấn tượng VN.
Bộ trang phục do Thuận Việt thiết kế cho Chung Thục Quyên từng đoạt giải trang phục dân tộc đẹp nhất tại cuộc thi HH Siêu quốc gia 2009, một trong 6 cuộc thi sắp đẹp quan trọng nhất thế giới; chiếc áo truyền thống của Thùy Lâm, Diễm Hương từng vào top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất HH Hoàn vũ 2008 và HH Trái đất 2010; Diễm Hương sau đó tiếp tục được bạn bè thế giới bình chọn vào top 10 trang phục dân tộc đẹp nhất tại HH Hoàn vũ 2012… Mới đây nhất, Diệu Linh giành giải trang phục dân tộc đẹp nhất tại HH Du lịch quốc tế 2014… Tuy nhiên, chỉ có thế trong 15 năm qua rõ ràng vẫn chưa đủ cho quốc phục Việt.
Nên giữ truyền thống hay phá cách ?
Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi và đến giờ các đơn vị giữ bản quyền vẫn bối rối mỗi khi chọn trang phục cho thí sinh. Nếu giữ nguyên bản, cổ điển thì trang phục của chúng ta đơn điệu, khó nổi bật bên cạnh hàng trăm bộ quốc phục lộng lẫy, hoành tráng của người đẹp các nước.
Bộ trang phục truyền thống của Trúc Diễm tại HH Quốc tế 2011 từng bị đem ra mổ xẻ là rườm rà, không phù hợp khiến nhà thiết kế Lê Long Dũng đau đầu. Dù giúp Diệu Linh đoạt giải tại HH Du lịch quốc tế 2014, nhưng chiếc áo dài do Tuấn Hải thiết kế bị cho là “sến”, chưa đạt tính nghệ thuật cao. Chiếc áo dài trị giá 5 tỉ đồng của Võ Việt Chung cho Đặng Thu Thảo tại HH Quốc tế 2014 bị nói không xứng, không đáng giá. Mới đây, bộ áo dài của Nguyễn Thị Loan tại HH Thế giới 2014 có hoạ tiết một thương hiệu nổi tiếng thế giới cũng bị cho là “lai căng”, khiến nhà thiết kế Võ Việt Chung rất bất bình.
Về việc phá cách hay giữ nguyên bản cho quốc phục VN, nhà thiết kế Liên Hương nói: “Chiếc áo dài được coi là quốc phục của chúng ta. Vậy nên khi ra thế giới cần phải thể hiện những nét riêng của VN mới gây được chú ý. Chúng ta có thể truyền tải hình ảnh đặc trưng của đất nước trên tà áo dài như: ruộng bậc thang, phố cổ Hà Nội, vịnh Hạ Long, hoa sen… Hay những hình ảnh sinh hoạt đời thường. Tôi từng nghe rất nhiều bạn bè thế giới yêu thích người đẹp VN khi khoác lên mình bộ trang phục đặc trưng như thế”.
Nhà thiết kế Minh Thư (tốt nghiệp thiết kế tại Canada) thêm vào: “Chiếc áo dài VN qua bao lần cải biến đã đạt đến độ hoàn mỹ. Hãy giữ lại dáng áo dài truyền thống ấy để tôn được vóc dáng gợi cảm, dịu dàng của người phụ nữ VN. Khi nói đến áo truyền thống Hanbok của Hàn Quốc là người ta nghĩ ngay đến chất liệu organza với màu sắc nổi bật; hay ai cũng biết gấm Thượng Hải của Trung Quốc. VN chúng ta có lãnh Mỹ A và lụa tơ tằm. Vì vậy nên sử dụng chất liệu đặc trưng của VN… Quan trọng là việc thể hiện những hình ảnh ấy lên áo dài phải đạt được độ nghệ thuật và chuẩn mực. Nếu đi quá đà, tà quá rộng, dài, thêm nhiều đuôi, tay áo quá to, thiếu sự nghiên cứu về lịch sử trang phục VN sẽ dễ bị nhầm lẫn với trang phục Trung Quốc, hay trang phục của những phim cổ trang Trung Hoa…”.
Sẽ không dễ để quốc phục VN đạt đến độ hoàn hảo nếu chúng ta thiếu trầm trọng đội ngũ thiết kế, thiếu ý tưởng sáng tạo.
D.L

Dạ Ly