Ngôi thánh đường đầu tiên được xây dựng tại Cuba, sau Cách mạng 1959
Từ sau cuộc Cách mạng 1959, đây là lần đầu tiên chính quyền Cuba chính thức cho phép xây dựng một ngôi thánh đường Công giáo tọa lạc tại thành phố Sandino, phía cực Tây của đảo quốc.
Ngôi thánh đường đầu tiên được xây dựng tại Cuba, sau Cách mạng 1959
WHĐ (04.02.2015) – Từ sau cuộc Cách mạng 1959, đây là lần đầu tiên chính quyền Cuba chính thức cho phép xây dựng một ngôi thánh đường Công giáo tọa lạc tại thành phố Sandino, phía cực Tây của đảo quốc.
Được thành lập từ năm 1976 để vinh danh nhà hoạt động cách mạng Nicaragua Augusto Cesar Sandino (1895–1934), thành phố Sandino nằm trong số các “thành phố bị quản lý chặt chẽ”, cần phải tái cấu trúc và kiểm soát các nông dân bị kết tội ủng hộ các nhóm bất đồng chính kiến trong những năm 1970.
Bị công an kiểm soát nghiêm ngặt, cư dân Sandino gồm 60% theo Công giáo, lâu nay không có nhà thờ. Mãi cho đến năm 1998, một giáo xứ mới được thành lập và sử dụng nhà để xe của một căn nhà do giáo phận Pinar Del Rio thuê làm nơi sinh hoạt của giáo xứ.
“Chúng tôi muốn xây dựng một ngôi thánh đường đúng nghĩa từ nhiều năm nay, nhưng điều đó đã không thực hiện được”, cha Cirillo Castro, Linh mục chính xứ Thánh Tâm, người vừa nhận được giấy phép xây dựng nhà thờ từ Ban Tôn Giáo, đã giải thích cho tuần báo tiếng Tây Ban Nha Centro Tampa ở Florida như trên.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, Đức cha Jorge Enrique Serpa Perez, Giám mục Giáo phận Pinar Del Rio, bày tỏ vui mừng: “Chúng tôi đã có tiền và vật liệu cũng như giấy phép để tiến hành xây dựng. Tất cả đã sẵn sàng.”
Trong số 50.000 đô-la (Mỹ) cần thiết để xây thánh đường, một phần lớn do sự đóng góp của các giáo dân thuộc giáo xứ Thánh Lôrenxô ở Tampa, bang Florida, Hoa Kỳ – một giáo xứ có đa số giáo dân gốc Cuba và cũng là giáo xứ kết nghĩa với Giáo xứ Sandino. Việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Cuba đã cho phép họ gửi tiền về giúp đất nước.
Cha Castro cho biết cần thêm 40.000 đô-la nữa để hoàn thành công trình xây dựng các phòng sinh hoạt của giáo xứ.
Hồi tháng Tám năm ngoái, chính phủ Cuba cũng đã cho phép tái thiết một ngôi thánh đường ở Santiago, sử dụng lại những cây đà bằng thép của lễ đài tại La Havana, nơi đã đón tiếp Đức giáo hoàng Bênêđictô hồi năm 2012. Ngôi thánh đường này sẽ thay thế ngôi thánh đường đã bị cơn bão Sandy tháng 10 năm 2012 phá hủy.
Bị công an kiểm soát nghiêm ngặt, cư dân Sandino gồm 60% theo Công giáo, lâu nay không có nhà thờ. Mãi cho đến năm 1998, một giáo xứ mới được thành lập và sử dụng nhà để xe của một căn nhà do giáo phận Pinar Del Rio thuê làm nơi sinh hoạt của giáo xứ.
“Chúng tôi muốn xây dựng một ngôi thánh đường đúng nghĩa từ nhiều năm nay, nhưng điều đó đã không thực hiện được”, cha Cirillo Castro, Linh mục chính xứ Thánh Tâm, người vừa nhận được giấy phép xây dựng nhà thờ từ Ban Tôn Giáo, đã giải thích cho tuần báo tiếng Tây Ban Nha Centro Tampa ở Florida như trên.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, Đức cha Jorge Enrique Serpa Perez, Giám mục Giáo phận Pinar Del Rio, bày tỏ vui mừng: “Chúng tôi đã có tiền và vật liệu cũng như giấy phép để tiến hành xây dựng. Tất cả đã sẵn sàng.”
Trong số 50.000 đô-la (Mỹ) cần thiết để xây thánh đường, một phần lớn do sự đóng góp của các giáo dân thuộc giáo xứ Thánh Lôrenxô ở Tampa, bang Florida, Hoa Kỳ – một giáo xứ có đa số giáo dân gốc Cuba và cũng là giáo xứ kết nghĩa với Giáo xứ Sandino. Việc Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận Cuba đã cho phép họ gửi tiền về giúp đất nước.
Cha Castro cho biết cần thêm 40.000 đô-la nữa để hoàn thành công trình xây dựng các phòng sinh hoạt của giáo xứ.
Hồi tháng Tám năm ngoái, chính phủ Cuba cũng đã cho phép tái thiết một ngôi thánh đường ở Santiago, sử dụng lại những cây đà bằng thép của lễ đài tại La Havana, nơi đã đón tiếp Đức giáo hoàng Bênêđictô hồi năm 2012. Ngôi thánh đường này sẽ thay thế ngôi thánh đường đã bị cơn bão Sandy tháng 10 năm 2012 phá hủy.