10/01/2025

Báo cáo an toàn thực phẩm tết đẹp đến khó tin

Theo những gì được báo cáo trong cuộc thanh tra ngày 4-2 và hội nghị trực tuyến ngày 5-2, tình hình an toàn thực phẩm hiện nay gần ở mức mỹ mãn.

 

Báo cáo an toàn thực phẩm tết đẹp đến khó tin

 

Theo những gì được báo cáo trong cuộc thanh tra ngày 4-2 và hội nghị trực tuyến ngày 5-2, tình hình an toàn thực phẩm hiện nay gần ở mức mỹ mãn. 

 


 

 

Tại Đồng Nai, cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở chế biến mỡ heo hoạt động chui tại xã  Gia Tân 3, huyện Thống Nhất thu giữ và đưa đi tiêu hủy 150kg mỡ ngả màu, bốc mùi hôi thối - Ảnh: Tr.Anh
Tại Đồng Nai, cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở chế biến mỡ heo hoạt động chui tại xã Gia Tân 3, huyện Thống Nhất thu giữ và đưa đi tiêu huỷ 150kg mỡ ngả màu, bốc mùi hôi thối – Ảnh: Tr.Anh

Trong hai ngày 4 và 5-2, liên tiếp có các hoạt động nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm tết. Trong đó ngày 5-2 là hội nghị trực tuyến với 650 điểm cầu, có sự tham dự của 10.000 cán bộ y tế cả nước về phòng chống dịch bệnh và an toàn thực phẩm. 

Tuy nhiên những gì được công bố đều rất đẹp, đẹp đến mức khó tin.

Theo những gì được báo cáo trong cuộc thanh tra ngày 4-2 và hội nghị trực tuyến ngày 5-2, tình hình an toàn thực phẩm hiện nay gần ở mức mỹ mãn.

Theo ông Nguyễn Thanh Phong – cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), kiểm tra trên 466.000 tấn trái cây nhập khẩu chỉ có một mẫu nho tươi vượt ngưỡng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra nông sản thì chỉ có một mẫu đậu phộng vượt ngưỡng về hàm lượng nấm mốc. Kiểm tra 130 mẫu táo và 80 mẫu lê thì không phát hiện mẫu nào vượt ngưỡng.

Cuối năm 2014, do có thông tin “trái lê để năm tháng không hư”, Bộ Y tế đã tổ chức hai đoàn đi lấy mẫu rau củ quả tại Lạng Sơn, Lào Cai và một số chợ đầu mối tại Hà Nội, kết quả trên 70 mẫu được kiểm tra thì chỉ có một mẫu vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Kiểm tra 70 mẫu rượu cũng chỉ có một mẫu vượt ngưỡng về hàm lượng methanol.

Sai chỉ ở hàng hóa nhập lậu

Sao báo cáo nào cũng đẹp, mà người dân vẫn kêu về an toàn thực phẩm?
Thứ trưởng Bộ Y tế NGUYỄN THANH LONG đã chất vấn ngược lại như thế với các ban ngành của Hà Nội, trong chuyến kiểm tra an toàn thực phẩm tết ngày 4-2

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, kiểm nghiệm nhanh 18 mẫu tinh bột thời gian qua, 18/18 mẫu đạt yêu cầu chất lượng, kiểm tra một mẫu giấm ăn cho kết quả đạt tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm.

Kiểm tra tại chợ Long Biên (Hà Nội) có 20 cơ sở kinh doanh thuỷ hải sản, 20/20 hộ có đăng ký kinh doanh, 100% ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với ban quản lý chợ.

Ông Phan Huy Vĩnh, đội trưởng đội quản lý thị trường 33 (Quản lý thị trường Hà Nội), cho biết so với cùng kỳ năm trước, hàng lậu, thực phẩm lậu vào Hà Nội đã giảm đến 60-70%.

Đại diện UBND quận Bắc Từ Liêm khẳng định không có con gà lậu nào vào quận này vì gà Bắc Từ Liêm rất ngon.

Trong khi đó, đại diện Chi cục Quản lý thị trường quận Bắc Từ Liêm cho biết từ ngày 1-4-2014 đến nay chưa phát hiện sai phạm về chất lượng thực phẩm.

“Chúng tôi chỉ phát hiện sai phạm với hàng hoá nhập lậu, còn hàng hóa trong địa bàn quản lý thì không có sai”- vị đại diện này cho biết. Với sản phẩm mứt bí gia công mà người ta từng thấy phơi trên hè phố của làng nghề Xuân Đỉnh, Hà Nội thì Sở Y tế Hà Nội cho biết mỗi mẻ mứt bí phải trải qua 14 lần sơ chế, từ gọt vỏ, ngâm nước, phơi khô, xào đường… nên kiểm tra cũng không phát hiện vi phạm.

Ngay cả rau của Công ty Ba Chữ nhập từ chợ đầu mối về dán nhãn rau sạch cung cấp cho siêu thị cũng vi phạm về nhãn mác, nguồn gốc hàng hoá, chứ Hà Nội không phát hiện vi phạm về chất lượng.

Trên bình diện cả nước, theo ông Nguyễn Thanh Phong, đến nay mới có TP.HCM có báo cáo ban đầu về kiểm tra thực phẩm tết, trong 21 mẫu thực phẩm gồm củ quả ngâm chua, kiệu, lạp xưởng, rượu trắng, mứt chùm ruột, hạt dưa, mứt dừa, chả giò, chà bông… lấy ngẫu nhiên tại quận 1, quận 5, quận 6, quận Thủ Đức để kiểm tra thì cả 21/21 mẫu đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.

Tại hội nghị trực tuyến, Sở Y tế tỉnh Nghệ An có báo cáo cho biết thực phẩm “ba không” tại Nghệ An vẫn còn, tỉnh cũng tổ chức hàng trăm đoàn kiểm tra các tuyến từ tỉnh đến xã phường.

“Các đoàn kiểm tra có phát hiện 12 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm nhưng đang chờ họp đoàn để xử lý”- đại diện Nghệ An cho biết.

Vi phạm để ở đâu?

Điều lạ lùng là những gì không đẹp đã không được công bố và cảnh báo tại hội nghị này. Trong đó, ngay cuối tháng 1, cơ quan chức năng của Hà Nội đã bắt giữ một lô hàng gồm 12 tấn thực phẩm chức năng giả, đều là sản phẩm có giá cao, đang được người tiêu dùng ưa chuộng như collagen, nhau thai cừu, tảo Nhật, dầu cá, trà giảm béo… tất cả được giấu tại năm kho chứa rải rác xung quanh huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, đều được nhập khẩu từ Trung Quốc rồi dán nhãn Đức, Mỹ, Nhật bán ra thị trường.

Đây là lô thực phẩm chức năng giả lớn nhất thu giữ được từ trước đến nay. Cùng dịp này, Thanh tra Bộ Y tế đã đến kiểm tra ba công ty kinh doanh thực phẩm chức năng ở chợ thuốc thuộc tòa nhà Hapulico, Hà Nội, kết quả cũng phát hiện gần 40 mặt hàng sai nhãn mác, không rõ nhà nhập khẩu, trong số này cũng có mặt hàng nghi vấn là hàng giả.

Còn ông Phan Huy Vĩnh cho biết cuối tháng 12-2014, quản lý thị trường có phát hiện một lô rượu ngoại 470 chai, qua giám định tem thì 100% là tem giả.

Còn theo báo cáo của Chi cục Thú y TP.HCM, từ ngày 28-1 đến 3-2 tại một số trạm thú y, trạm kiểm dịch trọng điểm, lực lượng chức năng phát hiện và xử lý 66 trường hợp giết mổ, kinh doanh, vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thú y.

Theo đó tại trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, lực lượng chức năng xử lý chín trường hợp với tổng số tang vật gồm 24.800 con gà con, 24 tấn thịt gà đông lạnh, 1,6 tấn phụ phẩm heo đông lạnh, 805kg thịt heo pha lóc, 130kg phụ phẩm bò, 42kg thịt gà và 116 con gia cầm sống.

Ông Phạm Ngọc Chí – trưởng trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức – cho biết cuối năm tình hình vận chuyển gia cầm trái phép vào TP bằng xe máy gia tăng, chiếm 60-70% phương tiện vận chuyển. Một số trường hợp vận chuyển thịt đông lạnh số lượng lớn nhưng trốn tránh kiểm dịch.

Trong khi đó, tại trạm thú y Thủ Đức, tuần qua lực lượng chức năng xử lý 13 trường hợp kinh doanh sản phẩm động vật trái phép. Trong đó có năm trường hợp về vận chuyển sản phẩm động vật không đảm bảo điều kiện vệ sinh, không giấy chứng nhận kiểm dịch với tang vật gần 700kg thịt heo, trên 100kg thịt bê, thịt gà.

Tại các trạm thú y Bình Tân, Bình Chánh, Củ Chi, Q.9… lực lượng chức năng xử lý 44 trường hợp, chủ yếu là giết mổ và vận chuyển trái phép gia cầm (gà, vịt, bồ câu…) vào TP.HCM tiêu thụ.

Đội quản lý thị trường số 5 (Đồng Nai) lập biên bản một cơ sở sản xuất hàng thực phẩm tại Trảng Bom, phát hiện 30.000 nhãn mác, chai lọ nhiều mặt hàng gia vị, thực phẩm (tương đậu, rau câu, sa tế, gia vị bò kho...) không rõ nguồn gốc - Ảnh: Đ.Trong
Đội quản lý thị trường số 5 (Đồng Nai) lập biên bản một cơ sở sản xuất hàng thực phẩm tại Trảng Bom, phát hiện 30.000 nhãn mác, chai lọ nhiều mặt hàng gia vị, thực phẩm (tương đậu, rau câu, sa tế, gia vị bò kho…) không rõ nguồn gốc – Ảnh: Đ.Trong
Sau bữa ăn trưa, gần 70 công nhân Công ty TNHH WooYang Vina (P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) có dấu hiệu ngộ độc phải nhập viện - Ảnh: H.Hiếu
Sau bữa ăn trưa, gần 70 công nhân Công ty TNHH WooYang Vina (P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) có dấu hiệu ngộ độc phải nhập viện – Ảnh: H.Hiếu
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, tỉ lệ thịt heo nhiễm vi sinh là 25%, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do việc bày bán, giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Tân, Hà Nội) - Ảnh: Nguyễn Khánh
Theo Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế, tỉ lệ thịt heo nhiễm vi sinh là 25%, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do việc bày bán, giết mổ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ảnh chụp tại chợ Nghĩa Tân, Hà Nội) – Ảnh: Nguyễn Khánh
LAN ANH – HOÀNG LỘC