27/11/2024

Vài tuổi phải học xa nhà, ngoài ngoan, trẻ cần gì nữa?

“Nếu tách trẻ ra khỏi gia đình lúc này, tức đời sống tình cảm của trẻ sẽ bị xáo trộn”, chuyên gia giáo dục nhận định.

 

Vài tuổi phải học xa nhà, ngoài ngoan, trẻ cần gì nữa?

 

“Nếu tách trẻ ra khỏi gia đình lúc này, tức đời sống tình cảm của trẻ sẽ bị xáo trộn”, chuyên gia giáo dục nhận định.

 

 

 

Giờ ăn của HS Trường tiểu học, THCS & THPT Ngô Thời Nhiệm – Ảnh: L.T.

Trực tiếp tiếp xúc và trò chuyện cùng các em học sinh tiểu học đang ở nội trú, PV Lưu Trang của báo Tuổi Trẻ chia sẻ những cảm nhận của mình về tâm tư, tình cảm và những kỹ năng, khả năng của các em. 

PV Lưu Trang chia sẻ: Nhiều phụ huynh và thầy cô cho chúng tôi biết sau khi học nội trú, con cái của họ trở nên tự lập, biết tự chăm lo cho bản thân hơn.

>> PV Lưu Trang 

 

 
 

             

          

 

 

Bên cạnh đó, các thầy cô giáo trong trường luôn túc trực dạy dỗ, sẻ chia với các em 24/24 giờ.

“Các cô dạy trường nội trú đều có kinh nghiệm, không vướng bận chuyện gia đình nên dồn hết tâm huyết của mình cho các học sinh. Các cô còn ở lại cùng ăn, cùng ngủ và chăm sóc các em kỹ lưỡng nhất có thể”, PV Lưu Trang cho biết.

>> PV Lưu Trang 

 

 
 

             

          

 

 

Không ổn khi phó mặc hết cho trường

Theo ghi nhận của PV Lưu Trang, phụ huynh đã phải vượt qua nhiều rào cản tâm lý trước khi gửi con vào trường nội trú. 

Mỗi người, mỗi gia đình có những hoàn cảnh khác nhau, người chạy xe đi hôm về sớm, có bé mồ côi cha mẹ ở với ông bà, có người thời gian qua đã giao hẳn con cho người giúp việc, có người quá bận rộn không có thời gian bên con…

Nhận định chung là họ không còn cách nào khác nên cho con vào nội trú 24/24 giờ. Với họ, đó là giải pháp tốt nhất nên lựa chọn.

Nói với Tuổi Trẻ, tiến sĩ Hoàng Thị Tuyết (ĐH Sư phạm) cho biết không phụ huynh nào muốn gửi con học nội trú nếu hoàn cảnh gia đình không bắt buộc như vậy. 

“Đây là tuổi các bé bắt đầu hình thành nhân cách nên phải có sự chung tay quan tâm, dạy dỗ, uốn nắn của nhà trường và cha mẹ. Nếu cha mẹ phó mặc hết cho nhà trường thì không ổn”, TS Tuyết chia sẻ.

>> TS Hoàng Thị Tuyết

 

 
 

             

          

 

 

Có nhiều yếu tố bất lợi đối với những trẻ ở bậc tiểu học mà phải học nội trú, đó là nhận định của Th.S Nguyễn Thị Thu (khoa tiểu học ĐH Sư phạm TP.HCM).

Bà Thu nói: “Đời sống tình cảm đóng vai trò rất quan trọng và có tác động toàn diện đối với trẻ lứa tuổi tiểu học. Nếu tách trẻ ra khỏi gia đình lúc này, tức đời sống tình cảm của trẻ sẽ bị xáo trộn”.

>> Th.S Nguyễn Thị Thu 

 

 
 

             

          

 

 

Học sinh Trường tiểu học Nhựt Tân, Gò Vấp, TP.HCM xếp hàng chuẩn bị lên phòng nội trú sau giờ ôn bài buổi tối – Ảnh: Như Hùng    

Chia sẻ về vấn đề này, Th.S Phạm Thị Thuý cho rằng nếu trạng thái tâm lý của trẻ không tốt khi phải xa cha mẹ có thể dẫn đến việc trẻ không tập trung học, thậm chí mắc những rối loạn học tập như khó đọc, khó viết…

>> Th.S Phạm Thị Thuý

 

 
 

             

          

 

 

Th.S tâm lý Phạm Thị Thuý cho biết bản thân không ủng hộ việc cho học sinh tiểu học học nội trú bởi trẻ tiểu học rất cần tình yêu thương và định hướng, giúp đỡ của cha mẹ.

“Cha mẹ là người hiểu con nhất nên sự quan tâm, chỉ đường, hướng dẫn cũng sẽ hợp lý nhất”, Th.S Phạm Thị Thúy nói.

>> Th.S Phạm Thị Thuý

 

 
 

             

          

 

 

Cô bảo mẫu Bùi Thị Mỹ Hồng giúp HS nội trú chuẩn bị sách vở cho ngày học hôm sau – Ảnh: Như Hùng

Theo Th.S Nguyễn Thị Thu thì tốt hơn hết ở độ tuổi tiểu học nên cho trẻ ở gần với cha mẹ. Nếu hoàn cảnh bắt buộc phải cho trẻ học nội trú thì phải có sự chuẩn bị tốt nhất để giảm thiểu những tác động lên tâm lý và thể chất của trẻ. Cô Thu nói:

>> Th.S Nguyễn Thị Thu 

 

 
 

             

          

 

 

Giữ liên hệ bằng nhiều kênh với trẻ

Các chuyên gia tâm lý và chuyên gia giáo dục cho rằng trong trường hợp bất đắc dĩ phải gửi con vào nội trú thì việc đầu tiên cần làm là chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ trước khi đi học.

“Phụ huynh cũng nên bàn bạc với trường nội trú trên cơ sở đặc điểm, tính cách, thói quen, sở thích, khả năng của con mình như thế nào… để thầy cô giáo hiểu về trẻ và có sự tác động phù hợp nhất”, Th.S Nguyễn Thị Thu bày tỏ.

>> Th.S Nguyễn Thị Thu 

 

 
 

             

          

 

 

Cô Phan Thị Tuyết cho HS lớp 1 Trường tiểu học, THCS & THPT Thanh Bình rửa tay trước giờ ăn trưa – Ảnh: L.T.

Th.S Nguyễn Thị Thu và Th.S Phạm Thị Thuý đều chia sẻ quan điểm: dẫu không gặp được con nhưng phụ huynh vẫn phải giữ mối liên hệ với trẻ bằng nhiều kênh.

“Phụ huynh cần phải liên hệ chặt chẽ với thầy cô để biết trạng thái tâm lý của con có gì bất thường hay không để có sự can thiệp kịp thời”, Th.S Phạm Thị Thuý nhấn mạnh.

>> Th.S Phạm Thị Thuý

 

 
 

             

          

 

 

Bên cạnh đó nên tận dụng thời gian bên con để phần nào bù đắp tình yêu thương cho trẻ. Th.S Nguyễn Thị Thu nói:

>> Th.S Nguyễn Thị Thu 

 

 
 

             

          

 

 

ĐẶNG TƯƠI – TRÀ MY – TÀI PHONG