11/01/2025

Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát triển và quản lý

Báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên internet mấy năm gần đây có bước phát triển hết sức mạnh mẽ, bộc lộ cả thế mạnh to lớn vốn có và cả những phức tạp, những hệ lụy khó lường.

 

Báo điện tử, trang tin điện tử và mạng xã hội: Định hướng phát triển và quản lý

 

Báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên internet mấy năm gần đây có bước phát triển hết sức mạnh mẽ, bộc lộ cả thế mạnh to lớn vốn có và cả những phức tạp, những hệ lụy khó lường.

 

 

 

Mạng xã hội đóng vai trò lớn trong quá trình khởi phát và diễn biến đợt biểu tình ở Hồng Kông - Ảnh: ReutersMạng xã hội đóng vai trò lớn trong quá trình khởi phát và diễn biến đợt biểu tình ở Hồng Kông – Ảnh: Reuters
Làm gì và làm như thế nào để phát huy ưu điểm, thế mạnh, hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của loại hình báo chí, thông tin, phương tiện kết nối trên internet này – đó là câu hỏi đặt ra cho cả xã hội, đặc biệt là các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, văn hoá, thông tin.
Bức tranh chung
Thế giới hiện có trên 2 tỉ người sử dụng internet. Theo cuộc khảo sát gần đây của Tổ chức Pew (Mỹ), 45% số người được hỏi đã trả lời họ dựa vào internet để đưa ra những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời. Internet đã trở thành kênh thông tin gần gũi, tiện lợi, bổ ích và cả độc hại – tùy theo ý thức, mục đích của người sử dụng. Mấy năm gần đây, cùng với hệ thống báo chí đã có, trên internet xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, kết nối thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan toả rộng khắp toàn cầu, điển hình là Facebook, Twitter, YouTube, Google, Yahoo chat, Gmail… Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, mạng xã hội này đã có xấp xỉ cả tỉ người khắp thế giới sử dụng. Ở những nước phát triển như Mỹ, EU, một số nước châu Á, có hơn 50% số dân và gần như toàn bộ giới trẻ thường xuyên dùng mạng xã hội.
Từ cuối năm 2010 đến nay, cùng với các nhân tố, lực lượng tạo nên những biến động chính trị, xã hội to lớn, sâu sắc ở Bắc Phi, Trung Đông: 2 tổng thống bị lật đổ (Tunisia và Ai Cập), 1 lãnh đạo bị phế truất và chịu cái chết thảm khốc (Gadhafi của Lybia), 2 nước luôn đứng trước sóng gió (Yemen, Syria), đều có sự tham gia, hoặc chủ động, hoặc bị động, của các công cụ truyền thông trên internet. Những người tham gia bạo động đường phố tháng 8.2011 ở Anh; đợt xuống đường “chiếm phố Wall” ở Mỹ; phong trào biểu tình ở Đặc khu hành chính Hồng Kông bắt đầu từ cuối tháng 9.2014 kéo dài hơn hai tháng, lúc đỉnh điểm thu hút hơn 100.000 người tham gia; hành động tương tự ở nhiều nước khác đều sử dụng “vũ khí” lợi hại Facebook, Twitter, mạng xã hội, điện thoại di động.
BBC, trong bài viết tháng 2.2011 tựa đề Cách mạng Iran – Thiên An Môn – Ai Cập, nêu ra phương thức tạo nên những đám đông: kích động quần chúng xuống đường; triệt để lợi dụng các sự cố, tai nạn, những cái chết, các yêu sách để tạo cớ bạo loạn; sử dụng điện thoại di động, mạng xã hội, báo chí, truyền thông để kích động, liên kết trong ngoài. Một số người đứng đầu chính phủ Mỹ, Anh, Pháp và nhiều nước phương Tây từng lớn tiếng hô hào “tự do cho internet”, phê phán nước này, nước kia là “kẻ thù của internet”, nhưng khi mặt trái của các phương tiện truyền thông này gây hậu quả ở chính nước họ, đã phải thốt lên: internet, Facebook, Twitter là “công cụ của bạo loạn”.
Nhiều người “phong” cho internet, các trang mạng xã hội là “quyền lực thứ 5”, sau 4 “quyền lực” đã được thế giới phương Tây “công nhận”: lập pháp, tư pháp, hành pháp và báo chí. “Quyền lực thứ 5” này đã trở thành một sức mạnh to lớn, vượt lên trên, ra bên ngoài các biện pháp quản lý hành chính hay kỹ thuật của một quốc gia cụ thể. Điều đáng quan tâm là cái quyền lực ấy không chia đều cho các nước mà tập trung vào một số nước lớn, thậm chí vài ba nước “cực lớn”. Theo một số thống kê đáng tin cậy, tổng lượng truy cập internet trên toàn cầu tập trung vào khoảng 150 công ty, chủ yếu xuất phát từ Mỹ, do Google, Yahoo, Facebook, Twitter cầm đầu.
Thái độ, cách ứng xử của một số nước
Trước khi “cách mạng hoa nhài” nổ ra và nhanh chóng bùng phát ở Bắc Phi, Trung Đông; bạo loạn đường phố ở Anh; phong trào “chiếm phố Wall” ở Mỹ… ít ai nghĩ báo chí điện tử, Facebook, Twiter, các mạng xã hội, các công cụ cung cấp nội dung trên internet lại có thể ảnh hưởng sâu sắc, nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của những nước này. Vấn đề đặt ra là làm gì, làm như thế nào với mặt trái của chúng?
Ở Ai Cập, khi phong trào biểu tình, bạo loạn đã lên đến đỉnh điểm vào cuối tháng 1.2011, Tổng thống Hosni Mubarak ra lệnh chặn Facebook, cắt internet… nhưng đã quá muộn, nước đã ngập ngang đầu. Với bản chất “không biên giới”, bên cạnh lợi thế và kho tàng tri thức gần như vô biên, thì những mặt trái, mặt tiêu cực của internet cũng đặt ra yêu cầu và thách thức không nhỏ cho công tác quản lý. Một số quốc gia đã dựng lên các “biên giới ảo” trên nền internet để kiểm soát “lãnh thổ của mình”. Chính sách quản lý internet của Trung Quốc – nơi có gần 550 triệu người sử dụng, có thể là một sự tham khảo cần thiết. Nước này phát triển internet, mạng xã hội, báo chí điện tử nội địa nhằm nâng cao đời sống tinh thần lành mạnh của người dân, chiếm lĩnh thị trường trong nước, tiến mạnh ra và cạnh tranh với bên ngoài. Họ chủ trương lập “tường lửa”, thậm chí ngăn chặn toàn bộ các mạng xã hội bên ngoài nếu xét thấy nguy hại cho công chúng trong nước. Đài RFA ngày 2.2.2011 viết: “Dù cấm cửa thế nào chăng nữa thì Trung Quốc sẽ không bao giờ đủ khả năng bịt miệng Facebook và Twitter cũng như các trang mạng xã hội khác. Trí thức Trung Quốc một lúc nào đó sẽ tập hợp lại với nhau qua đường kết nối đầy sức mạnh này”… (còn tiếp)

PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ 
(Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương)