27/11/2024

Bắt tôm bằng mồi… xi măng

Từ nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân của hai huyện Lục Yên, Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đã dùng xi măng trộn với bột sắn để làm mồi bắt tôm ở hồ thủy điện Thác Bà.

 

Bắt tôm bằng mồi… xi măng

 

 

Từ nhiều năm qua, hàng nghìn hộ dân của hai huyện Lục Yên, Yên Bình (tỉnh Yên Bái) đã dùng xi măng trộn với bột sắn để làm mồi bắt tôm ở hồ thủy điện Thác Bà.

 

 

Nguy cơ mắc sỏi thận  PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), nhận định: “Bản chất xi măng là chất vô cơ. Và đã là chất vô cơ thì không bao giờ được phép dùng để chế biến trong thức ăn, đồ uống. Nếu chất vô cơ đi vào trong cơ thể thì không thể tan biến, tiêu hóa được nên sẽ gây hại tới sức khỏe. Thành phần chủ yếu của xi măng bao gồm vôi nung nóng cộng với một số chất phụ gia, khi gặp nước sẽ đông cứng trở lại thành đá. Do vậy khi xi măng vào dạ dày sẽ không tan được, mà đọng lại trong ruột và rất dễ khiến người ăn nó bị mắc bệnh sỏi thận”.Mồi xi măng được luộc chín – Ảnh: Hà An
Mồi xi măng được luộc chín 	Ảnh: Hà AnTrộn xi măng với bột sắn – Ảnh: Nam Anh
Ngư dân Hoàng Văn Bình (ngụ xã Tân Hương, H.Yên Bình), cho hay: “Mồi đánh bắt tôm truyền thống là củ sắn nướng chín. Nhưng giờ lượng tôm giảm đi rõ rệt, nếu tiếp tục dùng củ sắn nướng thì vừa không hiệu quả mà lại tốn kém”.
Hôm chúng tôi đến, ông Bình chui xuống khoang tàu tối om đậu ven hồ cầm ra một túi xi măng và ngồi trộn với bột sắn nghiền trong chiếc chậu nhôm để chế biến “mồi”. Sau khi trộn xi măng với bột sắn, ông cho thêm một ít cá tép luộc chín vào rồi đổ thêm nước và bóp đều, vò thành viên. Xong xuôi hết, ông Bình đem vào bếp luộc. Đợi cho mồi chín và nổi lên thì đổ ra rổ tre đem ngâm vào nước lạnh. Hôm ấy, ông Bình “chế biến” 100 viên mồi.
Không chỉ Tân Hương, mà ở các xã vùng ven hồ Thác Bà, ngư dân đều sử dụng xi măng trộn với bột sắn để làm mồi bắt tôm. Ông Nguyễn Quang Hưng (ngụ xã Cẩm Nhân, H.Yên Bình), tính toán: 1.000 rọ tôm tương đương 1.000 mồi chỉ tốn khoảng 70.000 đồng, dùng được ngót chục ngày. Chính vì quá “ấn tượng” với loại mồi xi măng nên các hộ gia đình đều cố gắng đầu tư thật nhiều rọ. Hộ đông người cũng phải thả trên 1.500 rọ, hộ “vừa vừa” cũng cỡ 1.000 rọ, như trường hợp gia đình ông Hưng. Tại xã Cẩm Nhân có tới cả trăm hộ hành nghề, sản lượng tôm bắt ước đạt trên 2 tạ/ngày.
Theo phản ánh của ngư dân, cách thức dùng mồi xi măng được chính những thương lái thu gom tôm truyền cho họ. Không những thế, các thương lái này còn đảm nhiệm luôn việc cung cấp mồi tôm. Số tôm gom được sẽ theo xe đông lạnh chuyển về Hà Nội và các tỉnh lân cận tiêu thụ…
Nguy cơ mắc sỏi thận
PGS-TS Nguyễn Huy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm thuộc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội), nhận định: “Bản chất xi măng là chất vô cơ. Và đã là chất vô cơ thì không bao giờ được phép dùng để chế biến trong thức ăn, đồ uống. Nếu chất vô cơ đi vào trong cơ thể thì không thể tan biến, tiêu hóa được nên sẽ gây hại tới sức khỏe. Thành phần chủ yếu của xi măng bao gồm vôi nung nóng cộng với một số chất phụ gia, khi gặp nước sẽ đông cứng trở lại thành đá. Do vậy khi xi măng vào dạ dày sẽ không tan được, mà đọng lại trong ruột và rất dễ khiến người ăn nó bị mắc bệnh sỏi thận”.

Hà An