09/01/2025

​​Không chích rạch vết thương khi bị rắn lục cắn

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị rắn lục và các loài rắn khác cắn.

 

​​Không chích rạch vết thương khi bị rắn lục cắn

 

Bộ Y tế vừa có hướng dẫn chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân bị rắn lục và các loài rắn khác cắn. 

 

Theo đó, khi bị rắn lục cắn, cần sơ cứu thích hợp và chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế. Các biện pháp sơ cứu gồm cố định chi bị rắn cắn tránh người bệnh tự đi lại, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị rắn cắn để tránh bị chèn ép khi chi sưng nề, băng ép từ chỗ rắn cắn trở lên gốc chi và chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện, không để mất thời gian tìm thầy lang, lá thuốc.

Hướng dẫn này cũng khuyến cáo các thầy thuốc là biểu hiện rắn lục cắn tương tự với nạn nhân các loại rắn khác, tức là cũng có rối loạn đông máu.

Đa số bệnh nhân thường bị rắn lục cắn vào tay, chân trong quá trình lao động, vài phút sau khi bị rắn cắn vùng chi bị cắn sẽ sưng nề nhanh, chảy máu không tự cầm, nạn nhân cũng gặp các hiện tượng như chóng mặt, lo lắng, sốc do mất máu, tụt huyết áp, tiểu ít, sốc do nọc rắn và suy thận.

Tuy nhiên tránh chích rạch vết rắn cắn, tránh làm tổn thương các vùng xung quanh vết cắn.

 

L.ANH