Học những điều đã quá lạc hậu – Kỳ 2: Đánh mất niềm tin người học
Không chỉ lạc hậu về kiến thức trong sách giáo khoa mà sự phân phối chương trình, cân đối giữa lý thuyết và thực hành chưa hợp lý ở tất cả các bậc học khiến nhiều giờ học trở nên buồn chán, học sinh không tin tưởng.
Học những điều đã quá lạc hậu – Kỳ 2: Đánh mất niềm tin người học
Không chỉ lạc hậu về kiến thức trong sách giáo khoa mà sự phân phối chương trình, cân đối giữa lý thuyết và thực hành chưa hợp lý ở tất cả các bậc học khiến nhiều giờ học trở nên buồn chán, học sinh không tin tưởng.
|
Kiến thức rườm rà
Ông Nguyễn Đức Hiệp, giáo viên Trường quốc tế Wellspring, cho biết kiến thức môn vật lý nhiều và rườm rà. Có những phần mà chương trình vật lý ở các nước tiên tiến chỉ chú trọng “định tính”, không đặt nặng về “định lượng” thì ở ta học sinh (HS) phải học rất vất vả. Chẳng hạn các phần như quang hình học, dòng điện không đổi, dòng điện xoay chiều, dao động cơ, sóng cơ, giao thoa ánh sáng.
Đặc biệt, ông Hiệp nhấn mạnh: “Bài thực hành trong sách giáo khoa (SGK) dựa trên các thiết bị dạy học thô sơ, rẻ tiền, chất lượng kém không hấp dẫn và thiếu chính xác. Các thí nghiệm vật lý cần phải có tính chính xác thì mới tạo niềm tin cho HS khi nghiên cứu khoa học. Kết quả là giờ thực hành vật lý trở thành giờ học buồn chán và HS không tin tưởng vào khoa học”.
|
Lớp dưới học khác, lên lớp trên học khác
Ông Trần Văn Quang, Tổ trưởng Địa lý Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), cho rằng cần thống nhất các khái niệm địa lý giữa các cấp lớp, tránh việc ở lớp dưới và lớp trên khác nhau. Ví dụ học về mật độ dân số, ở bậc THPT, HS học không có số lẻ trong khi THCS thì có số lẻ.
Bà Nguyễn Thị Thu Cúc, giáo viên dạy toán Trường THCS Nguyễn Gia Thiều (Q.Tân Bình, TP.HCM), nhận xét phân phối chương trình môn này không hợp lý. Chẳng hạn, lớp 6 học kiến thức về góc, tia đối xong dừng lại còn góc đối đỉnh lại học ở các lớp sau. Lẽ ra nên đưa luôn vào chương trình lớp 6 để có sự tiếp nối kiến thức. Phần hàm số học ở lớp 7, lớp 8 không đề cập đến nhưng lớp 9 lại học…
Trong khi đó, các giáo viên tiểu học cho rằng toàn thể chương trình SGK bậc tiểu học còn nhiều điểm bất hợp lý và rất nặng khiến HS học như “cưỡi ngựa xem hoa”.
Bà Nguyễn Thị Hoa, giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của (Q.3, TP.HCM), nêu dẫn chứng: “Ở lớp 4, trong phân môn tập làm văn, đầu năm HS đang học theo dạng bài kể chuyện nhưng được vài bài thì chuyển sang dạng bài viết thư (đã học trong chương trình lớp 3), sau đó lại chuyển sang dạng kể chuyện. Cách học này khiến cho HS chưa thuần thục dạng A đã chuyển sang dạng B”. Ở môn toán (lớp 4), HS vừa học xong phép chia cho 2 chữ số, chưa kịp nắm bắt thì nhảy qua phép chia cho 3 chữ số.
Ông Lôi Phú Quốc, giáo viên Trường tiểu học Lương Định Của, dẫn chứng thêm về sự không liên tục trong chương trình. Môn toán lớp 3, HS học bài hình tròn (xác định tâm, bán kính…) rồi đến lớp 5 mới học tiếp về hình tròn (trung tuyến, trung điểm) nên giáo viên phải dạy lại một lần nữa. Ở môn tiếng Việt, phân bố chương trình cũng chưa hợp lý. Ở lớp 1, HS học tô màu chữ in hoa nhưng cùng thời điểm đó, không có ứng dụng nào để HS viết tên riêng, danh từ ứng với chữ hoa mà chỉ toàn viết chữ thường.
Ở môn khoa học, một giáo viên tiểu học tại TP.HCM, cho rằng mỗi bài học, HS cần phải tư duy, động não để suy luận về một hiện tượng thì SGK lại liệt kê hết nội dung từ đầu đến cuối. “Vậy thì làm sao phát triển tư duy của HS được”, giáo viên này nói.
Ý kiến: Không chủ quan chỉ dựa vào SGK “Để HS hứng thú với môn học, giáo viên không thể chủ quan dựa vào SGK cùng với những thiết bị đồ dùng đi kèm mà phải cập nhật thường xuyên. Nếu cứ cho HS thực hành theo kiểu thủ công như cách đây 10 năm thì chắc chắn các em sẽ chán. HS chỉ cảm thấy thích thú khi sản phẩm của mình có giá trị trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó chắc chắn các em sẽ yêu thích môn học, hứng thú với tiết dạy của giáo viên”. Hoàng Thị Quỳnh Hoa Đề thi bám sát SGK thì giáo viên không thể làm khác “Đương nhiên phải cập nhật những thông tin mới để giảng dạy cho HS biết. Thế nhưng khi SGK là pháp lệnh, cấu trúc đề thi bám sát SGK thì giáo viên không thể làm khác. Tức là, một mặt bổ sung kiến thức mới nhưng vẫn nhắc các em phải theo SGK khi ôn thi để tránh mất điểm. Vì dù trong đáp án có ghi, thí sinh có thể trình bày cách khác, nhưng chẳng may nếu gặp phải giáo viên chấm thi không cập nhật thì thiệt thòi cho các em”. Trần Văn Quang Học sinh, phụ huynh “ngậm bồ hòn làm ngọt” “NXB Giáo dục bán SGK lấy tiền mà không chịu đầu tư một tí để cập nhật, chỉnh sửa SGK thì xem ra “khách hàng” là phụ huynh, HS và thầy cô vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mua và sử dụng. Không hiểu vì sao Bộ GD-ĐT không có chế tài để bảo vệ giá trị cho SGK? Trong lúc đội ngũ giáo viên không phải ai cũng luôn cập nhật kiến thức để giảng dạy cho HS. Kết quả như thế nào thì lãnh đạo các cấp của ngành giáo dục đã rõ”. Một giáo viên B.Thanh – Đ.Tuấn (ghi)
|
B.Thanh – M.Luâ