17/01/2025

Học hỏi Phúc Âm – Lễ Đức Giêsu Kitô Vua vũ trụ

Bạn hãy phân tích bài Phúc Âm “Cuộc phán xét chung” (x. Mt 25,31-46) của Ngày lễ Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, để tìm biết 4 ý nghĩa Thánh Kinh: Nghĩa văn tự dạy về biến cố ở đây là gì? Nghĩa thiêng liêng dạy điều phải tin là gì? Nghĩa luân lý dạy điều phải làm là gì? Nghĩa dẫn đường dạy điều phải vươn tới là gì?

 Lớp Kinh Thánh tại Trung tâm Mục vụ TGP. TP.HCM

Ngày 20/11/2014, từ 18g30-20g15

HỌC HỎI PHÚC ÂM

LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA VŨ TRỤ (Mt 25,31-46)

của Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ.

 

1. Tai sao đoạn Phúc Âm này được đọc vào lễ Chúa Kitô Vua, cuối năm Phụng vụ?

2. Trước đoạn Phúc Âm này có ba dụ ngôn. Đâu là ý chính của ba dụ ngôn đó?

3. “Con Người” ở trong câu 31 là ai vậy?

4. Trong bài Phúc Âm, “Con Người” làm công việc quan trọng nào?

5. “Các dân thiên hạ” (panta ta ethnê) ở câu 32 dùng để chỉ ai? Để tìm ra câu trả lời, xin đọc những câu sau đây: Mt 4,15 ; 6,32 ; 10,5. 18 ; 12,18. 21 ; 20,19. 25 ; 21,43 ; 24,7. 9. 14 ; 28,19.

6. Đọc Mt 27,11. 29. 37. 42. So sánh hình ảnh của «Vua dân Do Thái» ở những câu trên với hình ảnh của vị Vua trong bài Phúc Âm này. Có gì khác biệt?

7. Đọc Mt 10,42 ; 11,11 ; 18:6. 10. 14 và cho biết «những người bé nhỏ» hay «những kẻ bé mọn» trong các câu trên là ai? Vậy theo ý bạn, «những anh em bé nhỏ nhất này của Ta» trong Mt 25, 40. 45, có thể được dùng để chỉ những ai?

8. So sánh Mt 25, 40. 45 với Mt 10:40; Công vụ 9, 4. Có gì giống nhau không?

9. Theo ý bạn, câu nào là câu quan trọng nhất trong bài Phúc Âm này? Tại sao?

10. Bài Phúc Âm này dạy ta bài học gì trong ngày đại lễ kính Đức Giêsu Kitô Vua? Xem Mt 16, 27.

 

Phần gợi ý của Lm. Antôn Nguyễn Ngọc Sơn

11. Một câu hỏi: Bạn hãy phân tích bài Phúc Âm “Cuộc phán xét chung” (x. Mt 25,31-46) của Ngày lễ Chúa Giêsu, Vua vũ trụ, để tìm biết 4 ý nghĩa Thánh Kinh (x. số 115-118, sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo).

 Nghĩa văn tự dạy về biến cố ở đây là gì?

 Nghĩa thiêng liêng dạy điều phải tin là gì?

 Nghĩa luân lý dạy điều phải làm là gì?

 Nghĩa dẫn đường dạy điều phải vươn tới là gì?

12. “Các dân thiên hạ” trong cuộc phán xét chung là tất cả mọi người sống trên mặt đất (tính cho đến nay khoảng 100 tỉ người, chưa kể những người sau này cho đến tận thế). Vậy chỗ nào cho đủ rộng để Chúa Giêsu tập hợp lại và phân loại họ?

13. Chúa Giêsu dùng hệ thống phát thanh nào để mọi người (mấy trăm tỉ người) cùng nghe?

14. “Cuộc phán xét chung sẽ diễn ra vào ngày tận cùng của thế giới (x. GLHTCG số 677-678 ; 1023 ; 1038- 1041). Vậy ngày giờ đó sẽ vào thời điểm nào so với chính chúng ta hiện nay?

15. Cuộc phán xét chung sẽ đi sau cuộc phán xét riêng xảy ra ngay sau khi con người bước qua ngưỡng cửa của cái chết (x. GLHTCG 1021-1022) qua dụ ngôn người nghèo khó Lazarô (x. Lc 16,22) hay lời Đức Giêsu nói với người trộm lành (x. Lc 23,43). “Cuộc phán xét đó quy chiếu đời sống họ với Đức Kitô  (GLHTCG). Vậy về mặt thần học, thời gian tương ứng giữa hai cuộc phán xét sẽ như thế nào?

16. Trong câu nói ở Mt 25,41: “Quân bị nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi dành sẵn cho tên ác quỷ và các sứ thần của nó”, dường như mô tả hoả ngục. Bạn hiểu câu nói này theo nghĩa nào của Thánh Kinh? Có lửa thật ở “hoả ngục” không? Ở hoả ngục chỉ có ma quỷ chứ không có Chúa?

17. Bạn hiểu gì về tình trạng sống của con người sau cái chết, theo Giáo lý Hội Thánh Công giáo, về thiên đàng (x. số 10231029), luyện ngục (x. số 1030-1032) và hoả ngục (x. Số 1033-1037). Bạn có thể đối thoại với các anh em tôn giáo khác về việc phán xét chung và riêng, về ơn cứu độ trong một kiếp đời duy nhất của Kitô giáo so với muôn vàn kiếp luân hồi của Phật giáo, về sự hiện diện của Đức Phật Thích Ca – Đức Khổng Tử, Lão Tử và các vị thánh hiền trên thiên đàng như thế nào?

 Mời các bạn nghe âm thanh bài giảng trên trang web tgpsaigon