16/01/2025

Cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người

Nghĩa trang là “nơi an nghỉ” chờ được đánh thức vào ngày sau hết. Việc tưởng niệm các người đã qua đời, săn sóc mồ mả và xin lễ cầu nguyện cho họ là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, dâm rễ sâu nơi xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người, bởi vì con người được chỉ định cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn trong Thiên Chúa.

Cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người

Nghĩa trang là “nơi an nghỉ” chờ được đánh thức vào ngày sau hết. Việc tưởng niệm các người đã qua đời, săn sóc mồ mả và xin lễ cầu nguyện cho họ là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, dâm rễ sâu nơi xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận của con người, bởi vì con người được chỉ định cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn trong Thiên Chúa.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật tại Quảng trường Thành Phêrô trong ngày lễ kính các đẳng linh hồn.
 


Mở đầu bài huấn dụ, Đức Thanh Cha nói:

Ngày hôm qua chúng ta đã cử hành lễ trọng Các Thánh và hôm nay phung vụ mời gọi chúng ta tưởng nhớ các tín hữu đã qua đời. Hai ngày lễ này gắn liền mật thiết với nhau, cũng như niềm vui và nước mắt tìm thấy nơi Chúa Giêsu Kitô một tổng hơp là nền tảng đức tin và niềm hy vọng của chúng ta. Thật thế, một đàng, Giáo hội lữ hành trong lịch sử vui mừng vì sự bầu cử của các Thánh và các Chân phước nâng đỡ Giáo hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng; đàng khác, cũng như Chúa Giêsu, Giáo Hội chia sẻ tiếng khóc của người đau khổ vì xa rời các người thân yêu, và cũng như Người và nhờ Người Giáo Hội làm vang lên lời cám tạ Thiên Chúa Cha, là Đấng đã giải thoát chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi và cái chết.

Giữa ngày hôm qua và hôm nay biết bao nhiêu người đi viếng thăm nghĩa trang là “nơi an nghỉ” chờ việc đánh thức sau cùng. Thật là đẹp, khi nghĩ rằng chính Chúa Giêsu sẽ đánh thức chúng ta dậy. Chính Chúa Giêsu đã vén mở cho thấy rằng cái chết của thân xác cũng giống như một giác ngủ, từ đó Người đánh thức chúng ta. Với niềm tin này chúng ta dừng lại bên mộ của những người thân yêu, của những ai đã yêu thương chúng ta và đã làm điều lành cho chúng ta.

Tiếp tục bài huấn dụ, Đức Thánh Cha đã mời gọi mọi người trải dài lời cầu nguyện của mình ra trên các thành phần khác. Ngài nói:

Nhưng ngày hôm nay chúng ta được mời gọi nhớ tới tất cả mọi người, kể cả những người không ai nhớ tới. Chúng ta hãy nhớ tới các nạn nhân của chiến tranh và bạo lực; biết bao nhiêu “trẻ em” trên thế giới bị đói khát và bần cùng đè bẹp; chúng ta hãy nhớ tới các người vô danh nghỉ yên trong nơi đựng xương chung; chúng ta hãy nhớ tới các anh chi em bị giết vì là Kitô hữu; và biết bao nhiêu người đã hy sinh mạng sống để phục vụ tha nhân. Chúng ta hãy phó thác cho Chúa cách đặc biệt những người đã lìa bỏ chúng ta trong năm nay.

Truyền thống của Giáo Hội đã luôn luôn khích lệ cầu nguyện cho những người đã chết, đặc biệt bằng cách cống hiến cho họ việc cử hành thánh thể: thánh lễ là sự trợ giúp tinh thần tốt nhất mà chúng ta có thể ban tặng cho các linh hồn, đặc biệt các linh hồn bị bỏ rơi. Nền tảng thánh lễ cầu cho các linh hồn nằm trong sự hiệp thông của Thân Mình mầu nhiệm. Như Công đồng Chung Vatican đã nhấn mạnh: “Giáo Hội lữ hành trên trần gian ý thức đựơc sự hiệp thông này của tất cả Thân Mình Mầu Nhiệm của Chúa Giêsu Kitô, ngay từ các thời kỳ đầu của Kitô giáo đã vun trồng với lòng đạo hạnh lớn lao việc tưởng nhớ các người đã qua đời.” (LG 50).

Việc tưởng niệm các người đã chết, việc săn sóc mồ mả và các thánh lễ cầu hồn là chứng tá của niềm hy vọng tin tưởng, đâm rễ sâu trong xác tín rằng cái chết không có tiếng nói cuối cùng trên số phận con người, bởi vì con người được chỉ đinh cho một cuộc sống vô tận, có nguồn gốc và sự thành toàn nơi Thiên Chúa. Chúng ta hãy hướng lên Thiên Chúa lời cầu này: “Lạy Thiên Chúa từ bi vô biên, chúng con tín thác cho lòng lành vô cùng của Chúa những ai đã từ bỏ cõi đời này cho sự vĩnh cửu, nơi Chúa chờ đợi toàn nhân loại được cứu chuộc bởi máu châu báu của Chúa Kitô, Con Chúa, đã chết để chuộc tội chúng con. Lạy Chúa, xin đừng nhìn tới biết bao khó nghèo, bần cùng và yếu đuối của con người, khi chúng con sẽ trình diện trước tòa phán xét của Chúa, để được phán xử cho niềm hạnh phúc hay án phạt. Xin hãy hướng trên chúng con cái nhìn xót thương của Chúa, nảy sinh từ con tim dịu hiền của Chúa và giúp chúng con bước đi trên con đường thanh tẩy trọn vẹn. Ước chi đừng có ai trong con cái Chúa bị hư mất trong lửa đời đời của hỏa ngục, nơi không còn có thể sám hối nữa. Chúng con phó thác cho Chúa linh hồn các người thân yêu của chúng con, linh hồn của những người đã chết mà không có sự ủi an của các bí tích, hay đã không có cách hối lỗi vào lúc cuối đời. Ước chi đừng có ai phải sợ hãi gặp gỡ Chúa, sau cuộc lữ hành trần thế, trong niềm hy vọng được tiếp nhận trong vòng tay lòng xót thương vô bờ của Chúa. Ước chi chị chết thân xác tìm thấy chúng con tỉnh thức trong lới cầu nguyện và mang đầy mọi sự thiên đã làm được trong cuộc sống ngắn ngủi hay lâu dài của chúng con. Lạy Chúa, ước chi đừng có gì làm cho chúng con xa cách Chúa trên trần gian này, nhưng ước chi tất cả và mọi người nâng đỡ chúng con trong ước mong nồng cháy được an nghỉ vĩnh cửu nơi Chúa. Amen.” (Lm. Antonio Rungi, Dòng Khổ Nạn, Lời cầu cho những người đã qua đời).

Với niềm tin này nơi số phận tối cao của con người, giờ đây chúng ta hãy hướng tới Đức Mẹ, là Đấng đã khổ đau dưới Thập Giá vì thảm cảnh cái chết của Chúa Kitô và rồi đã tham dự vào niềm vui sự sống lại của Chúa. Xin Mẹ là Của Trời giúp chúng ta ngày càng hiểu hơn giá trị của lời cầu nguyện và thánh lễ cầu cho các người đã chết. Họ gần gũi chúng ta. Xin Mẹ nâng đỡ chúng ta mỗi ngày trong cuộc lữ hành trần thế và trợ giúp chúng ta đừng bao giờ đánh mất đi đích điểm cuối cùng của cuộc sống là Thiên Đàng. Và với niềm hy vọng không bao giờ gây thất vọng này chúng ta hãy tiến tới!

Tiếp đến, Đức Thánh Cha đã đọc Kinh Truyền Tin và ban phép lành Toà Thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã chào nhiều đoàn hành hương hiện diện, đặc biệt là nhòm thiện nguyện viên vùng Oppeano và Granzette chuyên làm trò hề trong các nhà thương như liệu pháp giúp các bệnh nhân mau phục hồi sức khoẻ. Ngài khuyến khích họ tiếp tục công việc thiện ích này để giúp các bệnh nhân. Sau cùng, Đức Thánh Cha cầu chúc mọi người một ngày Chúa Nhật tươi vui an lành và xin mọi người đừng quên cầu nguyện cho ngài.